1. An Dương Vương có công gì với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước? Nhân dân phán xét việc làm của An Dương vương như thế nào? 2. Kể ra những chi tiết kì ảo trong Truyện. Tác dụng của những chi tiết này là gì

0

HƯỚNG DẪN

Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước được tập trung thể hiện ở việc xây thành, chế nỏ. Khi xây thành, An Dương Vương thể hiện thái độ kiên trì, thành tâm và đầy trách nhiệm, ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, đánh giá đúng vai trò của vũ khí bên cạnh lợi thế thành trì kiên cố trong việc bảo vệ đất nước. Rõ ràng An Dương Vương là một đấng minh quân có công lao to lớn trong sự nghiệp giữ nước.

An Dương Vương có 3 hành động sai lầm: gả con cho giặc, cho Trọng Thủy ở rể tức tạo cơ hội cho gián điệp xâm nhập lãnh thổ; chủ quan khinh địch, ỷ lại vào vũ khí.

– An Dương Vương lâm vào bi kịch nước mất, nhà tan, nhưng cái chết của ông cũng được khoác lên tấm màn kì ảo (theo Rùa Vàng xuống biển). Điều đó thể hiện quan điểm của nhân dân: đánh giá cao công lao của An Dương Vương nên khoan dung với những sai lầm mà ông gây ra, biến ông thành một vị thần bất tử.

Trong truyện có rất nhiều chi tiết kì ảo.

+ Chi tiết thành xây xong lại đổ: đóng vai trò là thử thách đốì với người anh
hùng trong sự nghiệp giữ nước, thể hiện sự thật lịch sử: công cuộc xây thành trong thời kì đầu dựng nước gặp rất nhiều khó khăn.

+ Chi tiết cụ già và sứ Thanh Giang: tượng trưng cho lòng trời, tổ tiên phù hộ cho người anh hùng (thực chất là lòng dân ủng hộ).

+ Chi tiết nỏ thần phản ánh sự phát triển của quân sự nước ta đương thời, thể hiện ý chí chông giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, phản ánh ước mơ của nhân dân về loại vũ khí thần kì giúp bảo vệ đất nước.

+ Chi tiết về cái chết của An Dương Vương, sự hóa thân thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch của Mị Châu, chi tiết ngọc trai – giếng nước thể hiện cách đánh giá công minh của nhân dân đối với các nhân vật: giận mà thương, nghiêm khắc mà bao dung

Leave a comment