10 mẫu mở bài tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Contents
- 1 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 1
- 2 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 2
- 3 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 3
- 4 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 4
- 5 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 5
- 6 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 6
- 7 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 7
- 8 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 8
- 9 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 9
- 10 Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 10
10 mẫu mở bài tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vừa được review.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 1
Ngô Sĩ Liên là nhà sử học lớn của dân tộc, có công lao trong việc biên soạn bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” theo lệnh của vua Lê Thánh Tông. Đoạn trích “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” phần “bản kỉ”. Nội dung viết về nhân vật Trần Quốc Tuấn người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 2
Thời trung đại, văn – sử – triết bất phân là hiện tượng thường thấy trong một văn bản ngôn từ. Đó cũng chính là lí do khiến nhiều câu chuyện lịch sử lại có giá trị văn học lớn lao. Từ những trích đoạn trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam thời trung đại: tinh thần yêu nước.
Cùng với lòng nhân đạo, yêu nước là một trong các phẩm chất tuyệt đẹp của con người Việt Nam mọi thời đại. Một trong những biểu hiện của yêu nước là lòng tự hào dân tộc. Các trích đoạn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào của Ngô Sĩ Liên về những bậc anh hùng dân tộc, những điển hình yêu nước tiêu biểu của nhân dân, đất nước. Niềm tự hào đó được thể hiện trong nghệ thuật xây dụng nhân vật và cảm hứng ngợi ca nhân cách tuyệt đẹp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Trong Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một bức chân dung tuyệt đẹp về một con người toàn đức toàn tài.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 3
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 4
Ngô Sĩ Liên là sử quan xuất sắc đời Lê, góp phần chủ yếu trong việc sưu tầm, bổ sung và soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam còn được giữ lại nguyên vẹn cho tới ngày nay,đây là một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học trung đại.
Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh-mất người làng Trúc Lý,huyện Chương Đức nay là huyện Chương Mỹ tĩnh Hà Tây.Ông đỗ tiến sĩ năm 1442,dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào Viện Hàn Lâm,đền dời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu Thị Lang bộ lễ,Triều Liệt đại phu kiêm Tư Nghiệp Quốc Tữ Giám.Tu soạn Quốc sử giám Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bọ đại việt sử ký toàn thư.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 5
Trong lịch sử các triều đại nhà Trần có hai nhân vật nổi tiếng là Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn. Cả hai đều đi vào tầm ngắm của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư nhưng mỗi người một cách. Nếu nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên như một tính cách, một thứ rường cột quốc gia, một nhà quản lí coi trọng phép nước, giữ vững kỉ cương thì nhân vật Trần Quốc Tuấn được tái hiện toàn diện hơn, cả tài năng, đức độ, tâm huyết của một bậc hiền tài.
Cách kể của tác giả cũng khác. Nếu nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên bằng các chi tiết tiêu biểu, chọn lọc như những giai thoại thông qua lối truyện kể dân gian thì nhân vật Trần Quốc Tuấn lại là một chân dung trong hồi kí. Từ hai cái mốc cuối đời là khi ốm và lúc mất, người viết sử đã nhớ lại những gì mà ông để lại cho đời, cho dân cho nước. Cùng với chân dung khách quan của nhân vật còn có sự bình luận đánh giá từ nhiều phía: phía kẻ thù, phía nhà vua, cả tác giả và quần chúng nhân dân đông đảo. Chính vì vậy mà những trang viết về nhân vật lịch sử này giàu chất văn học hơn.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 6
Khó có thể hình dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu không có nhân vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn vẹn như ông. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một cách chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này.
Trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một Trần Quốc Tuấn với bao phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 7
Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên là tập biên niên sử nhưng mang đậm chất văn học (theo tinh thần “vãn sử bất phân” của thời trung đại). Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được để cập đến thường kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Chân dung các nhân vật lịch sử thường được tác giả khắc hoạ khá sắc nét. Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những ví dụ tiêu biểu cho cách viết nói trên.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông giữ vai trò trụ cột của nhà Trần và là vị tướng có đóng góp to lớn trong ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. Với tầm vóc lịch sử quan trọng và những phẩm chất tốt đẹp của một vị tướng tài, sau khi mất, ông đã được nhân dân thần thánh hoá và được lập đền thờ trên khắp nước Nam.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 8
Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả Ngô Sĩ Liên, tác phẩm đã ghi chép chân thực về các nhân vật lịch sử thông qua những câu chuyện cụ thể, mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Chân dung và tính cách của các nhân vật lịch sử hiện lên rõ nét trong tác phẩm. Trích đoạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người tướng lĩnh tài ba, mưu lược, một người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ông từng có những đóng góp quan trọng để làm nên chiến thắng chống quân Nguyên Mông lừng lẫy, ở tư cách một vị quan triều thần, Trần Quốc Tuấn là trụ cột của nhà Trần. Với những công lao và đóng góp to lớn của mình, sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được nhân dân thần thánh hóa và được lập đền thờ cúng ở nhiều nơi.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 9
Dân tộc Việt Nam ta có được ngày hôm nay đã phải trải qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng không ít những vẻ vang, oanh liệt. Từng trang sử chói loà được viết nên lại xuất hiện hình ảnh một anh hùng tài đức vẹn toàn đã góp sức, góp trí để bảo vệ bờ cõi toàn vẹn. Một trong những vị anh hùng dân tộc mà chúng ta không thể nào quên được đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong tác phẩm “ Đại Việt sử ký toàn thư”, cụ thể là qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, tác giả Ngô Sĩ Liên đã khắc họa thành công một anh hùng Trần Quốc Tuấn vừa có tài vừa có đức như thế.
“ Đại Việt sử ký toàn thư” là một tập biên niên sử ghi lại một cách cụ thể và chân thực những sự kiện lịch sử xảy ra ở đất nước ta thời nhà nước Đại Việt. Trước kia, cha ông ta quan niệm “ văn sử bất phân”, do đó, tác phẩm tuy là biên niên sử mà mang đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, mỗi sự kiện lịch sử không được ghi lại khô khan mà thường được đề cập kèm theo những câu chuyện sinh động, hấp dẫn bằng một lời kể chuyện lôi cuốn, sâu sắc. Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” nhờ vậy hiện lên gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Mở bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn số 10
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của Đại Việt thuở “Bình Nguyên“, văn võ toàn tài, tên tuổi gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư”, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã dành những lời đẹp nhất ca ngợi đức độ, tài năng của Hưng Đạo Đại Vương.
Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?” Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế “thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”.