2 mẫu bài học rút ra từ bài thơ Chiều Tối – HCM -Ngữ Văn 11
Có bạn inbox hỏi review.tip.edu.vn là : Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân qua tác phẩm Chiều tối – Hồ Chí Minh. Để trả lời câu hỏi này của bạn thì hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 2 mẫu bài học rút ra từ bài thơ Chiều Tối – HCM -Ngữ Văn 11.
Mẫu bài học số 1
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh cho mỗi chúng ta nhiều bài học. Bài thơ là bài học về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Khó khăn được đặt ra cho người tù trong bài thơ có lẽ cũng là khó khăn cho mỗi người trong đời. AI cũng phải đối diện với khó khăn nhưng cần phải kiên cường bước tiếp.
Bài thơ còn cho ta thấy một lòng yêu tổ quốc lớn lao. Con người dù ở nơi đâu nhưng một cảnh, một người cũng khiến họ nhớ về tổ quốc. Quả thực, tổ quốc luôn ở trong tim ta và ta cần trân trọng, yêu quý tổ quốc và hướng về tổ quốc. Nó còn là câu chuyện về tình yêu thương dành cho con người.
Không nên chỉ biết mình, biết nỗi đau của mình mà còn phải luôn thấu hiểu cho nỗi cực nhọc của người xung quanh mình. Nhưng tuyệt nhiên không vì thế mà ta trở nên bi lụy, yếu mềm. Tinh thần lạc quan, sự mạnh mẽ sẽ giúp con người thấy cuộc đời này đẹp, ý nghĩa như niềm tin mà Hồ CHí Minh gửi gắm qua ánh lửa hồng cuối bài thơ.
Mẫu bài học số 2
Trong bài thơ Chiều tối, em cảm nhận được rất nhiều về phẩm chất và tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật vậy, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác đang bị giải đi từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo và bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng. Đầu tiên, người đọc thấy được hoàn cảnh khổ sở và mệt mỏi của Bác trong hành trình bị giải đi. Hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” xuất hiện ở đầu bài thơ tạo nên nét chấm phá độc đáo giống như trong thơ cổ.
Những hình ảnh này xuất hiện càng lột tả nên sự cô đơn, lẻ loi và mệt mỏi của người tù cách mạng. “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” cho thấy không gian hoàng hôn đang buông xuống, đè nặng trĩu lên cánh chim bé nhỏ, cô đơn. Không gian trở nên cô đơn, hiu vắng qua hình ảnh “Chòm mây lơ lửng giữa tầng không”. Cả 2 hình ảnh này đều thể hiện sự nặng nề của không gian đang dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng và trong đó, người tù hiện lên với sự cô đơn, nhỏ bé và lẻ lỏi giống như cánh chim và chòm mây kia vậy.
Tuy nhiên, phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác lại được thể hiện qua hình ảnh của 2 dòng thơ cuối “Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng”. Hình ảnh xay ngô của người lao động làm cho bức tranh trở nên sinh động và giàu sức sống hơn bao giờ hết, đó chính là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động. Tuy nhiên, chất hiện đại còn được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh “lò than đã rực hồng”. Với Bác, đây không chỉ là ánh sáng lò than đơn thuần mà đây là ánh sáng của tinh thần Hồ Chí Minh, là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, can đảm của người tù cách mạng.
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Bác hiện lên với phong thái lạc quan và vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đây chính là chất hiện đại của bài thơ, là tinh thần cách mạng kiên cường và bất khuất của vị lãnh tụ vĩ đại. Tóm lại, qua bài thơ Chiều tối, những phẩm chất của Hồ Chí Minh mà em học được đó chính là phong thái ung dung và lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.