Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

0

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Sáng tạo nghệ thuật là sản phẩm tinh thần riêng của cá nhân người nghệ sĩ. Có những tác phẩm đọc xong người ta quên ngay, đến khi cầm lại mới ngỡ là mình đã đọc rồi. Cũng có những tác phẩm vừa mới ra đời được chào đón rầm rộ, sau đó người đọc lãng quên nhanh chóng. Bên cạnh đó, vẫn ngời lên những tác phẩm nghệ thuật đích thực, tựa như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. “Vợ nhặt” của nhà vãn Kim Lân là một tác phẩm văn học như thế. Làm nên giá trị to lớn đó có nhiều lí do. Song một khía cạnh rất quan trọng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nó bắt nguồn từ tấm lòng luôn biết yêu thương, trân trọng giá trị của con người ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Đọc tác phẩm “Vợ nhặt”, tôi thường nhớ đến câu nói của M. Gorki: “Con người! hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và tự hào xiết bao”. Phải chăng khi viết tác phẩm này thì Kim Lân – một nhà văn chuyên viết về đề tài nông thôn, một người con đẻ của đất đai, đồng ruộng đang muốn nâng cao giá trị con người lên một tầm cao mới mẻ hơn.

“Vợ nhặt” được viết không lâu khi Cách mạng tháng Tám thành công. Nó có tiền thân từ truyện ngắn “Con chó xấu xí” trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nước cách mạng, viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi bao sinh mạng con người Việt Nam. Nhưng cái phần cốt lõi của tác phẩm có lẽ không chỉ nói đến cái đói và cái xấu xí, thô nhám của con người. Cao hơn nữa là giá trị nhân đạo tuyệt vời. Không chỉ là nhân đạo yêu thương, bênh vực truyền thống để đi vào bế tắc, không lối thoát như văn học hiện thực.

Leave a comment