Soạn văn: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
Soạn văn: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
Mời các em học sinh tham khảo thêm:
Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lập luận trong đời sống
a) – Đọc các ví dụ sau và cho biết bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận.
(1) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
(2) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
(3) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
Gợi ý: Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận. Quan sát bảng sau:
– Nhận xét về vị trí, mối quan hệ giữa kết luận và luận cứ trong các câu trên. Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ với kết luận được không?
Gợi ý: Quan sát bảng sau:
Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:
Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.
b) Dưới đây là các kết luận, hãy lựa chọn những luận cứ thích hợp để xây dựng thành một lập luận hoàn chỉnh (điền vào vị trí dấu ba chấm).
(1) Em rất yêu trường em …
(2) Nói dối rất có hại …
(3) … nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
(4) … chúng ta cần biết nghe lời cha mẹ.
(5) … em rất thích đi tham quan.
Gợi ý:
– … vì …
– … vì …
– Mệt quá, …
– “Cá không ăn muối cá ươn; Con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư.“, …
– Đi tham quan sẽ được biết thêm nhiều điều mới lạ nên …
c) Dưới đây là các luận cứ, hãy viết tiếp phần kết luận.
(1) Ngồi mãi ở nhà chán lắm …
(2) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá …
(3) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe …
(4) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó …
(5) Cậu này ham bóng đá thật …
Gợi ý: Chú ý lựa chọn kết luận phù hợp với luận cứ cho trước và đúng với thực tế.
– (1): …, phải …
– (2): …, phải …
– (3): … khiến cho …
– (4): … cho nên phải …
– (5): … chẳng chịu …
2. Lập luận trong văn nghị luận
a) Dưới đây là các luận điểm thường gặp trong văn nghị luận. Hãy đọc và nhận xét về đặc điểm chung của chúng.
(1) Chống nạn thất học.
(2) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(3) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
(4) Sách là người bạn lớn của con người.
(5) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
Gợi ý: Hãy so sánh với các kết luận trong mục 1. b trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
b) Tuỳ chọn một đề bài nghị luận đã được giới thiệu trong các bài học trước, hãy hình thành lập luận bằng cách đặt ra những câu hỏi sau:
– Vì sao phải nêu ra luận điểm đó?
– Luận điểm đó có nội dung gì?
– Luận điểm đó có cơ sở nào trong thực tế?
– Luận điểm đó có tác dụng gì?
Gợi ý: Trả lời các câu hỏi trên, thực chất là tiến hành xác định các luận điểm nhỏ, các luận cứ thích hợp và sắp xếp chúng cho hợp lí, nhằm dẫn dắt đến kết luận, làm cho người đọc, người nghe đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, với đề bài “Sách là người bạn lớn của con người”, có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
– Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”? Vì sách rất có ích đối với con người.
– Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
– Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
– Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
Đọc lại bài Ích lợi của việc đọc sách (bài 19) để kiểm tra lại các phương án trả lời.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc lại hai truyện Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Với mỗi truyện, hãy rút ra một kết luận dưới dạng một luận điểm để có thể dùng làm đề bài cho bài văn nghị luận.
Gợi ý:
– Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.
– Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.
2. Lập luận cho hai luận điểm vừa xác định được.
Gợi ý:
– Xây dựng lập luận chính:
+ Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)
+ Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. ( quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)
– Từ những lập luận chính đã xác định được, hãy đặt các câu hỏi để xây dựng luận điểm phụ và các luận cứ tương ứng; sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo bố cục 3 phần. Chú ý thiết lập mối quan hệ lập luận giữa ba phần, chẳng hạn, với đề Không được chủ quan, kiêu ngạo, có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau: