Tưởng tượng một kết cục khác với vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và bình luận kết cục đó

0

Từ những khả năng tiềm ẩn trong diễn biến cốt truyện, có thể tưởng tượng một số kết cục khác:

– Nam Tào đọc lệnh của Ngọc Hoàng: “Cho phép hồn tên Trương Ba tiếp tục sống trong thân hàng thịt. Có nghĩa là từ nay việc đó được coi là hợp pháp không trái với lẽ trời nữa”. Trương Ba sung sướng vì lại được tiếp tục sống trên cõi đời, dù mình không còn là mình nữa, mình đang dần dần trở thành người khác. Trương Ba bỏ hẳn nhà mình, dần quên những người thân yêu của mình, quên làm vườn, quên đánh cờ, ngày càng say sưa vui thú với vợ anh hàng thịt, quen dần với chuyện buôn bán, tính toán, trở thành một kẻ cục cằn, thô bỉ. Trương Ba chỉ can được sống, bằng mọi giá, dù có phải sống nhục nhã, sống thấp hèn. Đến lúc ấy Trương Ba đã hoàn toàn chết hẳn, không ai còn nhớ đã từng có một Trương Ba trên cõi đời. Đấy chính là ẩn dụ về sự chiến thắng của thể xác với linh hồn, sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh, con người trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa và hoàn toàn đánh mất mình.

– Đế Thích nói với hồn Trương Ba: “Ngay bây giờ đây, ông sẽ trả cái thân thể này cho anh hàng thịt, tôi sẽ làm cho hồn ông nhập vào xác cu Tị. Như vậy là anh hàng thịt được sống, hồn ông vẫn có chô trú, mà cái thân thể bé nhỏ của cu Tị sẽ không bị mất đi”. Trương Ba sung sướng quá, thế là mình lại tiếp tục được sống một cuộc đời còn dài hơn nhiều đời anh hàng thịt, vì cu Tị mới chỉ là một đứa trẻ. Trương Ba cũng tưởng tượng thấy bao nhiêu là rắc rối khi sống trong thân xác cu Tị: “Thử hình dung xem nào… sẽ phải giải thích cho chị Lụa: Tôi không phải là con chị, chị ấy sẽ không nguôi thương nhớ con […]. Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… . Rồi còn hàng xóm, lí tưởng, trương tuần […]. Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên 10…”. Dù vậy, lòng ham sống vẫn lớn hơn tất cả, Trương Ba bất chấp mọi sự rắc rối gay ra cho mọi người xung quanh, chỉ cần được sống. Đấy cũng là bị kịch con người tự đánh mất mình, hoàn toàn trở thành một kẻ ích kỉ đến tàn nhẫn.

Hai trong số những kết cục khác có thể đến với Trương Ba trên đây đều dẫn đến việc con người không còn là mình, trở thành một kẻ hoàn toàn khác, ích kỉ, tàn nhẫn, trái với bản chất vốn có của con người. Vì thế, để con người được sông thật là mình, để con người thực sự là Con Người, chỉ có kết cục trong kịch của Lưu Quang Vũ là duy nhất đúng.

Leave a comment