Giải bài C7, C8, C9, C10, C11 trang 25, 26 SGK Vật lý 6
Bài C7 trang 25 sgk vật lý 6
C7. Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm (1)……… xe.
b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm (2)………xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3)…………. hòn bi.
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm (4)…….. lò xo.
– biến dạng – biến đổi chuyển động của |
Bài giải:
(1) – biến đổi chuyển động của; (2) – biến đổi chuyển động của;
(3) – biến đổi chuyển động của; (4) – biến dạng.
Bài C8 trang 26 sgk vật lý 6
C8. Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1)…. vật B hoặc làm (2)………………. vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Bài giải:
(1) – biến đổi chuyển động của; (2) – biến dạng.
Bài C9 trang 26 sgk vật lý 6
C9. Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
Bài giải:
Ba ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật: Gió thổi làm cho quỹ đạo chuyển động của các giọt mưa cong đi; Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động ngập sâu vào tường; Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất chịu tác dụng lực của tay và chuyển động.
Bài C10 trang 26 sgk vật lý 6
C10. Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
Bài giải:
Ba ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng; Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng; Khi ngồi trên tấm đệm ta thấy đệm bị lún xuống; Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
Bài C11 trang 26 sgk vật lý 6
C11. Hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên.
Bài giải:
Một ví dụ về lực tác dụng lên một vật vừa làm vật biến dạng lại vừa làm vật biến đổi chuyển động: Một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất, dùng chân đá mạnh quả bóng vừa bị biến dạng, vừa biến đổi chuyển động.
Giaibaitap.me