Ôn tập
Ôn tập
Mời các em học sinh tham khảo thêm:
Soạn bài: Xin lập khoa luật
I. NỘI DUNG
Câu 1:
* Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
– Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm lớn của VHTĐ. Nó vô cùng phong phú và đa dạng. Là âm hưởng hào hùng khi chiến đấu và chiến thắng chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng khi nứoc mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi thái bình thịnh trị.
– Bên cạnh những nội dung yêu nước đã kế thừa từ những giai đoạn VH trước đó, ở giai đoạn này lòng yêu nước còn được thể hiện những nội dung mới: ý thức về vai trò của người hiền tài; tư tưởng canh tân đất nước.
* Có hai sự kiện tác động trực tiếp đến cảm hứng yêu nước thời kì này.
– Chế độ Phong kiến từ khủng hoảng dẫn đến suy thoái.
– Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược, bè lũ Phong kiến bán nước đầu hàng; nhân dân ta kiên cường khởi nghĩa.
* Phân tích ngắn nội dung một số tác phẩm VHTĐ đã học để chứng minh (Các bạn sử dụng công cụ tìm kiếm ở đầu trang để tìm bài nhé).
Câu 2:
Những nội dung nhân đạo chủ yếu của giai đoạn này là:
+ Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người:; đề cao nhân phẩm, tài năng; lên án tố cáo những thế lực bạo tàn đã chà đạp và tước đi quyền sống cơ bản của con người; đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
+ Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này có những biểu hiện mới hơn so với những giai đoạn trước : hướng vào quyền sống con người, nhất là con người trần thế ; ý thức về cái Tôi cá nhân đậm nét.
Câu 3 :
* Thượng kinh kí sự ghi lại việc tác giả lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích vào phủ Chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc hoạ ở hai phương diện : cuộc sống thâm nghiêm , giàu sang, xa hoa phè phỡn và cuộc sống thiếu sinh khí (biểu hiện cho sự mục ruỗng từ bên trong của giai cấp PK).
Câu 4 :
Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
– Về nội dung : đề cao đạo lí nhân nghĩa, đề cao lòng yêu nước.
– Về nghệ thuật: Tính chất đạo đức – trữ tình, mang đậm màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ hình tượng nghẹ thuật.
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Ba đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại.
– Tư duy nghệ thuật: Theo mẫu nghẹ thuật có sẵn đã thành công thức.
– Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố thi liệu Hán học.
– Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng.
2. Một số thể loại văn chương trung đại
A, Hịch: Một loại văn thời cổ mà vua chúa, tướng lĩnh hay người đứng đầu một tổ choc dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hãy chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
B, Chiếu: Một loại văn thư được nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho toàn dân.
C, Cáo: Một thể văn thư mà nhà vua dùng để ban bố trước toàn dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp.