Soạn bài ngữ văn 12: Nhân vật giao tiếp (ngắn gọn)

0

Câu 1 (trang 18 – 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a, Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp:

– Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên).

– Về giới tính: khác nhau.

– Về tầng lớp xã hội: đều là những người nông dân – những người làm thuê, cùng tầng lớp dưới của xã hội đương thời.

b.

– Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, nghĩa là có sự luân phiên lượt lời: mấy cô gái chờ việc – thị – Tràng – thị.

– Lượt đầu tiên của nhân vật thị hướng đến hai đối tượng. Lượt lời này gồm hai câu:

+ Câu thứ nhất nói với mấy cô bạn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy”.

+ Câu thứ hai hướng đến nhân vật Tràng: “Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy”.

c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội cùng độ tuổi, cùng tầng lớp xã hội).

d. Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.

e. – Sự chi phối lời nói nhân vật của các đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…

– Có vị thế xã hội bình đẳng, gần gũi nhau về độ tuổi nên các nhân vật nói năng suồng sã, vừa nói vừa cười như nắc nẻ…

– Do sự khác nhau về giới tính nên các cô gái gọi nhân vật Tràng là “anh”.

– Do xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng các đại từ nhân xưng.

Câu 2 (trang 19 – 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a,

– Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.

– Đối tượng người nghe của những trường hợp bá Kiến nói:

+ Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn, dân làng).

+ Lượt lời 3 đến lượt lời 8, bá Kiến nói với một người nghe (Chí Phèo).

+ Lượt lời thứ 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và Lí Cường).

b. Vị thế xã hội của bá Kiến với từng người nghe:

– Với mấy bà vợ – bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên quát.

– Với dân làng: hắn là một người có uy hơn, là “cụ bá” nhưng trong đám ấy, độ tuổi không đều, có người nhỏ tuổi, cũng có người già cả. Bởi vậy, hắn nói “dịu giọng hơn một chút” nhưng thực chất là đuổi: “Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?

– Với Chí Phèo – Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, là kẻ bị kết tội. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa nhỏ nhẹ, vừa ân cần, than mật…

– Với Lí Cường – Bá kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo.

c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến đã thực hiện chiến lược giao tiếp như sau:

– Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, để đối thoại riêng với Chí Phèo.

– Dùng lới nói ngon ngọt, nhỏ nhẹ để hỏi han Chí Phèo.

– Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình, tỏ ý coi trọng Chí, coi Chí như bạn bè.

– Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo, khiến Chí tưởng bá Kiến vì trọng mình mà mắng con cái, thậm chí bắt con tiếp đón mình.

d, Với chiến lược giao tiếp như vậy, Bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp rất tốt. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến một kẻ hung hãn như Chí Phèo mà cuối cùng cũng bị khuất phục.

Luyện tập

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí trưởng

Ông lí trưởng anh Mịch
– Người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế.

– Điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, roi… dậm dọa”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”, câu nói cộc lốc, cụt ngủn, vô tình: “kệ mày”, “không được à?”, “mặc kệ chúng bay”…

– Một nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ.

– Điệu bộ đáng thương, tội nghiệp, xưng hô “ông – con”, cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “lạy” (được dùng đến 4 lần).

⇒ Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

– Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:

+ Viên đội xếp Tây.

+ Đám đông.

+ Quan Toàn quyền Pháp.

– Mối quan hệ gữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người.

+ Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, lời nói rất ngộ nghĩnh.

+ Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài) khen với vẻ thích thú.

+ Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

+ Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.

+ Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình, yêu quý nhau (cùng tầng lớp xã hội). Điều đó chi phối cách nói và cách nói của hai người – thân mật.

Bà lão Chị Dậu
– Hành động: quan tâm, thương xót cho hoàn cảnh người khác.

– Lời nói: bác trai, anh ấy,…

– Hành động: thật thà kể lại hoàn cảnh bất hạnh của mình, không giấu diếm.

– Lời nói: cám ơn, nhà cháu, cụ,…

b. Hai nhân vật trong cuộc đối thoại luân phiên lượt lời đều đặn và lời thoại có tính nhân quả, logic với nhau.

c. Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

Leave a comment