Soạn bài: Đám tang lão Gô-ri-ô – H. Ban-dắc
Soạn bài Đám tang lão Gô-ri-ô – H. Ban-dắc
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả ( 1799 – 1850 )
* Cuộc đời
– Sống vào nửa đầu thế kỉ XIX: khi cách mạng 1789 đã thành công nhưng ánh vàng son của chế độ phong kiến chưa hẳn đã lụi tàn và có sức hấp dẫn lớn đối với con người.
– Ban- dắc sinh ra trong gia đình nông dân dòng họ Ban- xa, ngày ngày đổ mồ hôi trên những mảnh ruộng vùng Tarn của nước Pháp.
– Sau ông chuyển lên Pa- ri làm ăn đổi họ thành Ban- dắc, tự thêm “đơ” vào tên họ thể hiện dòng dõi quý tộc là những hư cấu đầu tiên của ông để thực hiện khao khát khẳng định chính mình.
– Ban dăc không phải thần đồng, không được trời phú để 16, 17 tuổi đã nổi tiếng như Huy- gô, Muy- xê… 20 tuổi, học xong Luật, ông không trở thành Luật sư theo ý gia đình mà chuyển tới căn gác xép số chín phố Liđighiê theo đuổi nghiệp văn chương.
– Sau hơn 10 năm trời không tên tuổi, Ban- dắc đã trở nên nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm trong bộ “Tấn trò đời”.
– Bandăc mất đi khi sự nghiệp còn dang dở. Những dòng chữ đã vắt kiệt sức lực của ông. Ông được chôn cất tại nghĩa địa Cha Lasedo như lão Gô- ri- ô trong Tấn trò đời, không có nghi lễ quốc tang như Huy- gô. Nhưng tên tuổi của ông mãi bất tử.
* Tác phẩm:
Bộ “Tấn trò đời” gồm hàng loạt những tác phẩm hiện thực phê phán: Miếng da lừa(1831), Ơgiêni Grăngđê (1833), Lão Gô- ri- ô (1834), Ảo mộng tiêu tan(1837-1843)…
– Nội dung: tái hiện xã hội Pa- ri như vũng bùn mênh mông, ngập ngụa, tanh tưởi nhưng có sức hấp dẫn ghê gớm tới con người.
=> Bandăc là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực (Ăng ghen), cây bút còn hơn cả lưỡi kiếm, chứa cả một xã hội trong đầu.
Chú thích thêm:
+ Viết “Tần trò đời”, Bandắc muốn tạo nên “Bộ Nghìn lẻ một đêm của phương Tây”, ông muốn rằng không chỉ viết nên một cuốn sách mà viết nên cả thế giới, mỗi tiểu thuyết là một chương trong “Tấn trò đời”. Để làm được, ông đã sáng tạo ra một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: để nhân vật trở đi trở lại nhiều lần qua nhiều tác phẩm (nhân vật Đơ Ra-xti-nhăc xuất hiện trong khoảng 20 tác phẩm của “Tấn trò đời”
+ Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Miếng da lừa như sau như sau để các bạn dễ hình dung thêm:
“Raphael de Valentin là một thanh niên quý tộc phá sản, có tài năng và chí hướng. Ban đầu anh cam chịu sống cảnh nghèo nàn trong một gian gác xép để cần cù học tập nghiên cứu và viết sách. Nhưng anh lại khao khát tình yêu và mơ ước một cảnh yêu đương trong nhung lụa, cho nên anh không quan tâm đến mối tình của Pauline, con gái bà chủ nhà nơi anh trọ, mặc dầu họ ân cần chăm sóc anh rất chu đáo. Rồi một bữa, không kiên trì được, anh nghe theo bạn là de Rastignac từ bỏ cuộc đời lao động nghèo khổ để chạy theo cuộc sống phóng đãng, phù hoa của xã hội thượng lưu. Anh yêu say mê nữ bá tước Foedora, người đàn bà thời thượng có sắc đẹp và tiền của nhưng lại vô tình, thiếu thốn trái tim để hưởng ứng mối tình chân thành và nồng nhiệt của Raphael. Cuối cùng anh bị Foedora cự tuyệt và anh lăn mình vào những cuộc hành lạc cho tới khi hết nhẵn tiền, anh định ra sông tự tử.
Nhưng vừa lúc đó, Raphael được một lão già bán đồ cổ cho một miếng da lừa có phép màu làm thỏa mãn mọi ước nguyện của anh, nhưng mỗi lần được toại nguyện thì miếng da lừa co lại và tuổi đời anh lại giảm đi. Nhờ tấm bùa thiêng, Raphael trở nên triệu phú và khi gặp lại Pauline cũng trở nên giàu có, anh định kết hôn với nàng. Song, được toại nguyện thì miếng da lừa cứ co lại mãi mà bản thân anh thì mang bệnh nặng. Lo sợ trước cái chết và không làm sao phá được phép thiêng của tấm bùa, anh định hoàn toàn lánh xa xã hội, sống một cuộc đời như cây cỏ, không ước vọng, nhưng uổng công. Cuối cùng, bệnh càng ngày càng trầm trọng, trong một cơn điên, anh ước mơ ân ái với Pauline và chết trong tay nàng”.
2. Tác phẩm: “LÃO GÔ-RI-Ô”
a. Hoàn cảnh ra đời
– Được hoàn thành xong tháng 12/1834 thuộc phần Khảo cứu phong tục – Những cảnh đời tư của “Tấn trò đời”.
– Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là người cha già khốn khổ – lão Gô-ri-ô. Ngoài ra, còn có các nhân vật chính như hai cô con gái Đen -phin và A-na-xta-di, chàng thanh niên Ra-xti-nhắc.
– Tiểu thuyết này là một trong những bức tranh đen tối nhất về xã hội tư sản – quí tộc Pháp dưới thời phục hồi vương chính (1815 – 1830).
b. Chủ đề:
– Đồng tiền và mối quan hệ giữa cha – con nói riêng, giữa người với người nói chung trong xã hội tư sản.
– Con đường tiến thân và tham vọng cá nhân của giới thanh niên tư sản.
=> Tiểu thuyết đã phê phán xã hội tư sản, với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hóa nhân tính, tình người.
c. Tóm tắt tác phẩm: sgk trang 132.
Có thể tóm tắt như sau: Lão Gôriô là 1 nhà buôn bột, phất lên sau Cách mạng TS & nhờ tài sản của vợ để lại. Sau 7 năm hạnh phúc, người vợ chết, để lại cho lão 2 đứa con gái bé bỏng. Lão dồn hết tình yêu đã dành cho người vợ quá cố sang 2 con, chăm sóc, nuôi nấng chúng, những mong một ngày kia chúng sẽ trở thành những phu nhân quí tộc giàu có, sang trọng & sung sướng. Nhưng đến khi trưởng thành, 2 đứa con gái đã bòn rút của cải, vắt kiệt sức lão như vắt chanh bỏ vỏ. Chúng sống bên cạnh những ông chồng giàu sang, còn lão Gôriô thì bị quăng lên gác ba ọp ẹp tồi tàn của quán trọ mụ Vôke để rồi phải trút hơi thở cuối cùng trong cảnh túng quẫn, đói rét, bệnh tật và không người thân thích.
d. Giá trị tác phẩm “Lão Gôriô”:
– Nội dung – Chủ đề phong phú và sâu sắc
– Nghệ thuật: Phản ánh chân thực khách quan toàn diện bằng phương pháp điển hình hoá
3. Đoạn trích: “Đám tang lão Gô-ri-ô”.
– Vị trí: phần cuối cùng của tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô”
– Bộ cục: 4 phần:
+ P1: Khi cỗ xe đòn…: Cái chết cô độc của Gô ri ô.
+ P2: Hai vị linh mục… năm giờ rưỡi rồi: – Cảnh cầu phúc sơ sài
+ P3: Nhưng giữa lúc… bèn bỏ đi: Cảnh đưa đám
+ P4: Ra-xti-nhăc còn lại…: Hành động của Ratxtinhắc.
=> Bố cục hợp lí, tạo ấn tượng như thật của đám tang qua các khâu: “khâm liệm, cử hành tang lễ, đưa tang, hạ huyệt”. Mặt khác có sự cân đối giữa các phần trong đoạn trích.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Số phận lão Gô-ri-ô
a. Khung cảnh đám tang
+ Không gian: Giáo đường thấp, chật, hẹp, tối.
+ Thời gian: Chiều tối (thời lượng: 10 phút)
+ Hình ảnh chiếc quan tài.
+ Những người lo đám:
– Ratxtinhắc, Critxtôphơ: người quen.
– Hai linh mục (sau chỉ còn 1), người bõ, chú bé hát lễ à người nhà đạo làm lễ.
-> Để mọi người cảm nhận được ngay trên trang giấy tính chất sơ sài quá đáng của tang lễ. Đám tang được chuẩn bị rất sơ sài, lạnh lẽo, thương tâm.
– Nghệ thuật tương phản: Hai cô con gái không đến, hai linh mục hối hả giục giã trong buổi lễ >
– HS chú ý các con số đếm: 1, 2, …70 quan, 20 phút, những từ ngữ “tất cả những nghi lễ xứng đáng ……… cầu kinh làm phúc”
->nhận xét: đây là đám tang của 1 kẻ khó trong thời buổi “đồng tiền là một vị chúa tể khiến người ta phải cúi lạy”
* Tóm lại, lão Gô-ri-ô vừa là nạn nhân của đồng tiền, vừa là nạn nhân của chính mình. Hậu quả của lão thật đáng thương, đáng buồn mà tất cả la do con gái, con rể lão gây ra. Nhưng xét đến cùng, tự lão cũng gây ra một phần không nhỏ trong bi kịch của chính mình.
b. Nghi lễ đám tang
– Thời gian: nhanh chóng, gấp gáp.
+ Nghi lễ nhà thờ: 20 phút
+ Giờ đưa tang: 5 giờ 30
+ Giờ hạ huyệt: 6 giờ
– Nội dung nghi lễ: sơ sài, qua loa: một bài thánh thi, một bài kinh siêu độ, bài kinh cầu hồn, bài kinh hạ huyệt.
– Nghệ thuật miêu tả nghi lễ:
+ Nhịp điệu: gấp gáp “đi nhanh khỏi chậm trễ, vừa đọc xong… biến ngay”
+ Cách kể, cách tả: Bandắc thường tả việc rất tỉ mỉ. Nhưng ở đây thì ngược lại. Nhà văn tránh không tả mà chỉ kể, kể cũng chỉ lướt qua nhằm rát ngắn thời gian để người đọc có thể cảm nhận được tính chất sơ sài quá đáng của nghi lễ ngay trên trang giấy.
– Nghi lễ ấy thể hiện rất rõ nỗi bất hạnh của người chết.
– Liên hệ đám tang cụ cố Hồng trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Hai đám tang khác nhau về cách tổ chức nhưng giống nhau về tính chất: thiếu vắng tình thương của người sống…
=> thời gian ngắn để người đọc có thể cảm nhận được tính chất sơ sài quá đáng của nghi lễ ngay trên trang giấy.
c. Người đưa tang
Nhận xét về những người đưa tang:
+ Là nhúm người dưng, không máu mủ, ruột rà, có cũng như không.
+ Họ xuất hiện mà cũng là rút dần đi. Thên người này lại rút người khác
+ Giọng văn lạnh lùng có phần đay nghiến, xót xa (kiếm được, biến ngay, xứng đáng với giá…) Kết hợ với chi tiết đồng tiền phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội tư sản.
Chi tiết đồng tiền xuất hiện mấy lần trong đoạn trích? Điều đó có ý nghĩa gì?
– Xuất hiện 5 lần
=> Ý nghĩa : Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, chi phối mọi mối quan hệ giưa con người với cong người, xâm phạm cả vào cõi vốn được coi là thhuần khiết nhất : nhà thờ.
Suy nghĩ của em về hình ảnh 2 chiếc tang không có người ?
– Hình ảnh hai chiếc xe không người ngồi, gằn gia huy, đến sau, đi tách rời đại diện cho hai cô con gái bé bỏng, đồng trinh- hai nữ bá tước.
=> Thể hiện sự tàn nhẫn, bội bạc của hai cô con gái. Hai chiếc xe không người là tâm hồn trống rỗng, ráo hoảng của hai cô trước cái chết của cha.
Là bằng chứng sinh động về sự băng hoại đạo đức, khánh kiệt tình người của xã hội Pháp đầu thế kỉ XIX.
Thể hiện nghệ thuật xây dựng chi tiết điển hình trong hoàn cảnh điển hình của tác giả.
Lão Gô-ri-ô là người như thế nào mà mọi người đối xử tệ bạc với lão như vậy, đặc biệt là các con của lão?
– Bi kịch lão Gô-ri-ô : Lão là người cha hết lòng vì cha lại trở thành nạn nhân của những đứa con mình, nạn nhận của chính lão, nạn nhân của xã hội đồng tiền. Lão yêu con, nhận ra sự thật về các con nhưng lão chỉ biết dùng đồng tiền để mua chút tình cha con. Gô- ri-ô là người cao thượng rong sự ti tiện, vị tha trong giới hạn ích kỉ, vô tư trong những toan tính thực dụng, là sản phẩm của môi trường bị tha hoá bởi đồng tiền.
2. Bước ngoặt cuộc đời của Ra-xti-nhăc.
Trong câu văn miêu tả giọt nước mắt, tác giả chỉ có ý ca ngợi Ra-xti-nhắc, đúng hay sai? Vì sao?
Chi tiết lãng mạn hiếm hoi trong đoạn trích : giọt nước mắt của Raxtinhăc => hiện thực đan xen yếu tố lãng mạn, sự lãng mạn được thăng hoa, toả sáng soi rọi hiện thực.=> Nhà văn trân trọng, ca ngợi giọt nước mắt, biểu hiện của lương tâm của tình người. Đồng thời, Bandăc mỉa mai : vùi xuống đấy giọt nước mắt cuối cùng… là dấu hiệu của sự tha hoá nhân cách của Ra-xti-nhăc.
Sự tha hoá nhân cách của Ra-xti-nhắc được cụ thể hoá như thế nào ở phần cuối đoạn trích?
Chi tiết kết thúc : Sự gục ngã của chàng sinh viên trước cám dỗ của xã hội thượng lưu. Tấm gương Gô-ri-ô, hiện thực mà chàng đã phần nào nhận ra không đủ sức làm chàng tỉnh táo. Sức cám dỗ của tiền tài, danh vọng qua lớn với chàng.
– Quá trình tha hoá có sự phát triển: Ý nghĩ (ánh mắt)=> Lời nói (thách thức)=> Hành động (đi ăn tối)
Quá trình tha hoá của Ra-xti-nhắc?
Hình ảnh báo hiệu về một Ratxtinhắc sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để len lỏi vào XH thượng lưu tư sản Pari, thực hiện những tham vọng cá nhân.
– Vấn đề tham vọng cá nhân của tầng lớp thanh niên là vấn đề mới được đặt ra ngay khi nấm mồ Lão Gôriô vừa khép lại “tham vọng địa vị và tiền bạc” là lẽ sống của xã hội tư sản à qui luật chung của Xã hội bị vạch trần cũng là sức tố cáo mạnh mẽ của bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”.
IV- Tổng kết
– Nội dung:
Qua cảnh đám tang Lão Gôriô ảm đạm và bi đát, tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bản chất bạc ác, vô lương, lạnh lẽo của xã hội tư sản vì tiền; đồng thời thể hiện niềm trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp, nhân bản ở con người.
– Nghệ thuật:
Nhà văn chỉ kể, chứ tránh không tả, mà kể cũng rất lướt, không dừng lại ở một cảnh nào cả
Thấy được tài năng của bậc thầy chủ nghĩa hiện thực trong việc khắc hoạ nhân vật qua không gian, thời gian, khăc hoạ chi tiết điển hình…