Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống (siêu ngắn)

0

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu 1 (trang 66, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Tìm hiểu đề

– Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng chia chiếc bánh thời gian

– Bài viết cần có các ý:

+ Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân được nêu lên trong đề bài

+ Ý nghĩa việc làm của Nguyễn Hữu Ân và liên hệ với giới trẻ hiện nay

+ Phê phán những người lãng phí thời gian vào những việc vô bổ

+ Bài học cho bản thân

– Các dẫn chứng: đời sống và văn học

– Các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b) Lập dàn ý

– Mở bài:

Dẫn dắt câu chuyện nêu ra ở đề bài, từ đó nêu lên vấn đề nghị luận

– Thân bài:

+ Tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu Ân: dành thời gian cho những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối

+ Ý nghĩa việc làm của Nguyễn Hữu Ân: mang lại niềm vui cho mọi người, là một việc làm giàu ý nghĩa, thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc,… Chúng ta cần nêu gương và học hỏi.

+ Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, có một số bạn trẻ lãng phí thười gian của mình, chúng ta cần lên án, phê phán những người như thế,..

+ Bài học cho bản thân: phân bổ thời gian hợp lí, sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc có ý nghĩa,…

– Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận

Câu 2 (trang 67, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:

– Bài văn cần đảm bảo các ý: nêu rõ hiện tượng, phân tích được mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra các nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết về hiện tượng đó.

– Về diễn đạt: chuẩn xác, mạch lạc, luận điểm rõ ràng, chứng cứ xác thực, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm,…

Luyện tập

Câu 1 (trang 67, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) – Vấn đề nghị luận: hiện tượng thanh niên sống không có mục đích, lí tưởng, sống chỉ biết hưởng thụ, trông chờ vào người khác

– Hiện tượng ấy diễn ra trong những năm 20 của thế kỉ XX

b) Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận, chứng minh

c) Cách dùng từ, diễn đạt, đặt câu mạch lạc, chính xác, lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho bài viết

d) Bài học cho bản thân: sống cần có lí tưởng, mục đích rõ ràng, không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra, tránh lối sống thụ động, trông chờ, dựa dẫm, hưởng thụ,…

Câu 2 (trang 69, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay

b) Thân bài

– Phân tích các biểu hiện: dành nhiều thời gian cho ka-ra-ô-kê và in-tơ-net, trốn học,…

– Nguyên nhân:

+ Chủ quan: ham chơi, tò mò, không làm chủ được bản thân trước cám dỗ cảu cuộc sống,…

+ Khách quan: sự rủ rê, lôi kéo cảu bản bè, sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, nhà trường và xã hội,…

– Tác hại: lãng phí thời gian, tiền của, sức khỏe giảm sút, là một trong số những nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội,…

– Biện pháp khắc phục:

+ Cần phát huy những mặt mạnh, ưu điểm của ka-ra-ô-ke và in-tơ-nét (giải trí, tìm kiếm thông tin nhanh,…)

+ Có kế hoạch học tập, rèn luyện,…

+ Làm chủ được bản thân

+ Tăng cường sự quản lí của gia đính, nhà trường, xã hội,…

c) Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận

Xem tiếp các bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn:

Leave a comment