Hướng dẫn soạn bài: Luyện tập về lập luận phân tích (tác phẩm văn xuôi)
Luyện tập về lập luận phân tích (tác phẩm văn xuôi)
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Hướng dẫn soạn bài: Lập luận so sánh
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Câu 1
Có thể đặt tên sau cho đoạn trích: “Bóng tối – ánh sáng trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam”
– Thể loại: Truyện ngắn, có mở đầu – “biến diễn” – kết thúc
– Cốt truyện
– Các chi tiết, hình ảnh, câu chữ: “Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua”, “Bầu trời đỏ rực như lửa cháy”, “êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ”…
– Văn phong, câu cú “Hà Nội xa xăm, hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”
– Nhân vật (Liên).
Câu 2
Mở đoạn:
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, cô Tấm đã bốn lần hoá thân. Mỗi sự vật hoá thân có những ý nghĩa riêng.
Thân đoạn:
– Chúng đều rất đẹp, thanh cao, thơm thảo: vàng anh là giống chim quý và đẹp, xoan đào có gỗ tốt, quả thị thơm tho..
– Chúng đều có ích, gắn bó với người dân lao động: cây xoan đào cho mắc võng nằm, khung cửi dệt vải mặc…
Như vậy chúng phù hợp với cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp.
– Các sự vật ấy phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Kết đoạn:
Các sự vật hoá thân càng khiến cô Tấm trở nên đẹp đẽ, đáng yêu, đáng mến; giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì.
Mở đoạn:
– Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn người đọc bởi tình huống truyện hấp dẫn.
Thân đoạn:
– Tình huống truyện là gì?
– Phân tích tình huống truyện:
+ Mâu thuẫn: Trương Phi tính nóng nảy, chưa rõ đầu đuôi sự việc, nghi ngờ Quan Công – Quan Công gặp nhiều uẩn khúc.
+ Cao trào: Hai anh em vốn kết nghĩa vườn đào, thề sinh tử có nhau bất ngờ lao vào đánh nhau. (Để chứng minh lòng trung thành của mình, trong vòng ba hồi trống Cổ Thành, Quan Vũ phải giết kẻ thù.)
+ Cởi nút: Trương Phi đánh trống, Quan Công giết được giặc.
Kết đoạn:
Tình huống truyện góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả.
Mở đoạn:
– Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn giàu chất thơ.
Thân đoạn:
– Truyện đi sâu vào thế giới nội tâm của hai đứa trẻ nên giàu cảm xúc hồn nhiên trong sáng.
– Câu văn dài, cách miêu tả chi tiết, gợi hình.
– Ngôn ngữ rất tinh tế, dùng nhiều từ láy, tính từ; dùng nhiều biện pháp so sánh, ….
Kết đoạn:
– Chất thơ đã góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.