Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du

0

Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Nghị luận: Những người không chịu thua số phận

Đề bài: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Bài làm:

a) Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, sơ lược nội dung đoạn trích.

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật  đặc sắc của Nguyễn Du vừa mang nét truyền thống vừa mang những nét sáng tạo riêng. Thể hiện tình yêu thương con người đặc biệt là đối với phụ nữ.

b) Thân bài:

– Bốn câu đầu giới thiệu vẽ đẹp chung của chị em Thúy Kiều về vai vế , sắc đẹp và tính cách của hai người .Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều , qua ngòi bút sắc bén của Nguyễn Du

Đầu lòng hai ả Tố Nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười .

– Bốn câu tiếp theo tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. So sánh với những hình ảnh để làm nổi bật sắc đẹp của Thúy Vân. Lồng vào việc miêu tả hình dáng , nhà thơ đề cập đến tính cách “ Trang trọng”

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt, đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

– Miêu tả Thúy Kiều

+ Dựa vào Thúy Vân làm chuẩn, Thúy Vân “ sắc sảo mặn mà” thì Thúy Kiều “ càng sắc sảo mặn mà” hơn với

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

+ Phép so sánh được vận dụng để làm tăng thêm sắc đẹp của Kiều . Mượn thơ của Lý Diên Niên “ Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” để  khẳng định thêm sắc đẹp ấy.

– Tính cách thì “ Sắc đành đòi một, tài đành học hai:

+ Tạo hóa đã phú cho nàng trí thông minh .đa tài, thơ, đàn, ca, vẽ, những thứ tài  mà trong chế độ phong kiến ít có  phụ nữ nào có nếu không bảo là điều cấm kị.

+ Nhà thơ  còn báo trước cuộc đời bạc mệnh khi đề cập đến sở thích nhạc buồn của Nàng. Kiều trở thành nhân vật  của thuyết: “ tài mệnh tương đối”

+ Tả qua thái độ ghen ghét , đố kị của thiên nhiên “ hoa ghen” “ liễu hờn”.

– Bốn câu thơ cuối : Tính cách đạo đức , hoàn cảnh sống của hai nàng, nhàn nhã, trang trọng.

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

c) Kết bài:

– Nguyễn Du là bậc thầy của văn miêu tả con người

– Kính phục, học tập ở nhà thơ để giữ gìn sự trong sáng và cái hay của Tiếng việt.

Leave a comment