Nghị luận trong văn bản tự sự

0

Nghị luận trong văn bản tự sự

Mời các bạn tham khảo thêm:

Luyện tập: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1. Nghị luận là “bàn bạc và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó”. Dựa vào cách hiểu này, hãy tìm trong các đoạn trích dưới đây những câu, chữ thể hiện tính chất nghị luận:

Các đoạn trích (1) và (2) ( sgk)  Gợi ý: – Các từ ngữ lập luận trong đoạn trích (1): nếu… thì…; khi… thì…;… vậy, nên… – Các từ ngữ lập luận trong đoạn trích (2): càng… càng…; rằng… thì…; … thì… thì…2. Ở mỗi đoạn trích trên, nghị luận được sử dụng vào mục đích gì? Phân tích nghệ thuật lập luận trong từng đoạn trích.Gợi ý: Trước hết phải xác định được nội dung đoạn trích, nội dung tự sự để thấy nghị luận có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung ấy. Lần lượt tìm hiểu nghệ thuật lập luận theo những định hướng: Vấn đề nghị luận? Luận cứ (lí lẽ, luận chứng)? Lập luận? – Ở đoạn trích (1), để khắc hoạ cuộc đối thoại ngầm diễn ra trong ý thức của nhân vật ông giáo về cách nhìn đời, nhìn người, tác giả đã để cho nhân vật này tự đánh giá về vợ mình rằng “Vợ tôi không ác” để lí giải cho tâm trạng “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Thuyết phục luận điểm này, các luận điểm được đưa ra theo trình tự lập luận như sau: + Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh mình thì ta chỉ thấy toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương… Đây là luận điểm có tính chất đặt vấn đề. + Vợ tôi không ác, nhưng vì thị khổ quá rồi nên sinh ra ích kỉ, tàn nhẫn với người khác. Đây là luận điểm có tính chất phát triển lập luận, triển khai vấn đề nghị luận. Các luận chứng và lí lẽ được đưa ra: một người đau chân….; khi người ta khổ quá thì… + Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Đây là luận điểm kết luận, kết thúc lập luận. Với việc lập luận như trên, tác giả đã “kể được” câu chuyện về nỗi giằng xé, trăn trở, bi kịch bên trong con người; khẳng định về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời. Đồng thời, phác ra được thực trạng nhân sinh cùng khổ trong bối cảnh xã hội đầu thế kỉ XX. – Theo cách làm như trên, hãy tự phân tích tác dụng của nghệ thuật trong kể chuyện ở đoạn trích (2). Tập trung phân tích lập luận của Hoạn Thư – bị cáo, tự bào chữa và Thuý Kiều – quan toà, phán xét; qua đó thấy được tác dụng của nghị luận trong việc khắc hoạ tình huống truyện, tô đậm tính cách nhân vật.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Đặt đoạn trích trong truyện Lão Hạc ở trên vào tác phẩm để phân tích ý nghĩa của nó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: – Lời văn của ai? Nói với ai? Có ý nghĩa thế nào trong việc thể hiện quan điểm của tác giả? – Bằng chính tấn bi kịch của nhân vật Lão Hạc, hãy chứng minh rằng nhận định của nhân vật ông giáo trong đoạn trích là đúng đắn, giàu sức thuyết phục.Gợi ý: Nhớ lại những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc. Đặt đoạn trích vào tác phẩm để hình dung ra ngữ cảnh cụ thể, tình huống cụ thể. Là lời của nhân vật ông giáo – người kể chuyện xưng “tôi”, một trí thức,… thì có vai trò như thế nào trong việc phát biểu về quan điểm nghệ thuật, ý thức nhân đạo của tác giả? Nội dung của lời văn hướng tới những đối tượng nào, nói với ai, có phải chỉ là đối thoại với chính nhân vật không hay còn là đối thoại với ai? Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, những hành động có vẻ như gàn dở của Lão Hạc thì có thể thấy được vẻ đẹp bên trong nhân cách con người này không? Nghị luận về một vấn đề cụ thể của tác phẩm, những suy nghĩ của ông giáo có sức khái quát ra sao đối với cuộc sống?2. Lời nhận xét của Kiều (Khôn ngoan hết mực, nói năng phải lời) đối với Hoạn Thư có cơ sở không? Gợi ý: Dựa vào những điều đã phân tích về lập luận tự bào chữa của Hoạn Thư đã thực hiện ở trên để khẳng định lời nhận xét của Kiều là xác đáng.3. Hãy chứng minh rằng nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc sử dụng nghị luận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán đã thể hiện cái nhìn hiện thực, thấm đẫm tinh thần nhân văn của Nguyễn Du. Gợi ý: Để chứng minh rằng nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc sử dụng nghị luận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán đã thể hiện cái nhìn hiện thực, thấm đẫm tinh thần nhân văn của Nguyễn Du; em hãy tiến hành theo một số định hướng như sau: + Cái nhìn hiện thực: Trong tình huống đối chất với Thuý Kiều với tư cách bị cáo, chân dung Hoạn Thư hiện lên có chân thực không? Sức thuyết phục trong lời bào chữa của Hoạn Thư một mặt do hình thức dẫn dắt, còn về nội dung? Những điều nhân vật này nói có đúng không? + Tại sao có thể nói quyết định tha bổng của Kiều là hợp tình và ở một mức độ nào đó là hợp lí? + Tất nhiên tác giả đứng về phía Kiều, bênh vực lẽ phải, đạo lí nhưng có sự thông cảm nào dành cho Hoạn Thư không? Điều này cho thấy ý nghĩa nhân đạo như thế nào?

Leave a comment