Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – SBT
Bài tập 1 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:
A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: B
2. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy thuộc các tỉnh
A. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh.
B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên.
C. Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
D. Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình.
Trả lời: C
3. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, người trực tiếp tổ chức, huấn luyện nghĩa quân, xây dựng căn cứ kháng chiến ở Hương Khê là
A. Phan Đình Phùng. B. Cao Thắng.
C. Trần Quý Cáp. D. Tôn Thất Thuyết.
Trả lời: C
4. Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê
A. bao gồm hầu hết các tỉnh Trung Kì.
B. bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. bao gồm các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì.
D. bao gồm các tỉnh Trung Kì và Tây Nguyên.
Trả lời:B
5. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là
A. vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.
B. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn.
C. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
Trả lời: D
Bài tập 2 trang 101 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2:
1. Nêu nội dung cơ bản của chiếu Cần vương (13-7-1885).
Trả lời:
* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
* Nội dung:
– Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
– Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
– Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.
* Ý nghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.
– Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt
2. Giải thích khái niệm “Cần vương”.
Trả lời:
Cần Vương: “Cần” là phò tá, giúp đỡ. “Vương” là vua. Cần Vương có nghĩa là hết lòng phò tá vua, giúp vua cứu nước. Về thực chất, đây là một phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước- Hàm Nghi.
3. Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ phong trào Cần vương ?
– Nguyên nhân sâu xa.
– Nguyên nhân trực tiếp.
Trả lời:
– Nguyên nhân sâu xa:
Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
+ Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết
=> lực lượng chủ chiến đã ra tay trước
Bài tập 3 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Hãy nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.
-Giai đoạn 1885- 1888 :
-Giai đoạn 1888-1896 :
Trả lời:
+ Giai đoạn 1885- 1888 :
– Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
– Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
– Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), …
– Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
+ Giai đoạn 1888-1896 :
-Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
-Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
– Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
2. Quan sát Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) (SGK), nêu nhận xét về phong trào.
– Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
– Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
– Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
– Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị…
– Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo…
– Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc…
Bài tập 4 trang 103 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4:
1. Hãy kể tên những thủ lĩnh và các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương ở địa phương nơi em đang sống hoặc ở các địa phương khác mà em biết
Địa phương |
Tên thủ tĩnh và cuộc khởi nghĩa cần vương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
1.Hiệp ước Giáp Tuất 1874 |
|
a, Gồm 19 điều khoản căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng, nhưng được sửa chữa một số điểm nhằm xoa dịu dư luận. |
2.Hiệp ước Hácmăng 1883 |
|
b, Gồm 22 điều khoản với nội dung triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Chúng được quyền kiểm soát, đi lại buôn bán ở Việt Nam |
3.Hiệp ước Patơnốt 1884 |
|
c, Toàn bộ Nam Kì ra đến Bình Thuận là thuộc địa của Pháp, Bắc Kì cộng với Thanh- Nghệ- Tĩnh là đất bảo hộ của Pháp. Phần còn lại của Trung Kì cho triều đình Huế quản lí. |
2. Điền các thông tin phù hợp vào bảng hệ thống kiến thức vế các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa và người lãnh đạo |
Thời gian tồn tại |
Địa bàn hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên cuộc khởi nghĩa và người lãnh đạo |
Thời gian tồn tại |
Địa bàn hoạt động |
Khởi nghĩa Bãi Sậy – Nguyễn Thiện Thuật |
1885- 1892 |
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên |
Khởi nghĩa Ba Đình – Phạm Bành – Đinh Công Tráng |
1886- 1887
|
Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn-Thanh Hoá) |
Khởi nghĩaHương Khê – Phan Đình Phùng – Cao Thắng |
1885- 1896 |
Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình |
Bài tập 5 trang 104 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Tóm lược hoạt động của nghĩa quân Bải Sậy qua 2 giai đoạn :
-Từ năm 1885 đến năm 1887 :
– Từ năm 1888 đến năm 1889 :
Trả lời:
Hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy qua 2 giai đoạn :
-Từ năm 1885 đến năm 1887 :
Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.
-Từ năm 1888 đến năm 1889 :
Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.
Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.
Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.
Bài tập 6 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6:
1. Điền những nội dung phù hợp vào bảng sau về cuộc khởi nghĩa Hương Khê :
Thời gian khởi nghĩa |
Địa bàn hoạt động |
Tổ chức, trang bị |
Những trận đánh nổi tiếng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Thời gian khởi nghĩa |
Địa bàn hoạt động |
Tổ chức, trang bị |
Những trận đánh nổi tiếng |
1885- 1896 |
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình |
– Tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ – Chế tạo Súng trường theo mẫu của Pháp |
– trận tấn công đồn Trường Lưu, tập kích thị xã Hà Tĩnh, tấn công tỉnh lị Nghệ An, phá thế bị bao vây… – Trận đồn Nu (Thanh Chương) Cao Thắng hy sinh. -Ngày 17/10/1894, nghĩa quân thắng lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang |
2. Hãy giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp ?
Trả lời:
– Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra lâu nhất (1885 – 1896) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương như cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887), cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)
– Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt nhất trong phong trào Cần vương. Trong giai đoạn quyết liệt nhất từ năm 1888 đến nàm 1896, nghĩa quân đã tiến hành nhiều trận tấn công lớn như : trận Trường Lưu (tháng 5-1890), trận tập kích thị xá Hà Tĩnh (tháng 8-1892), trận phục kích ở núi Vụ Quang (tháng 10-1894)… Các trận đánh lớn trên đã gây cho Pháp sợ hãi và tổn thất nặng nề
– Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa kết hợp nhuần nhuyễn nhất giữa các hình thức đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là giữa hình thức du kích và tổ chức những trận đánh lớn. Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng biết dựa vào địa hình hiểm trở (vùng miền núi) đế tổ chức chống Pháp.
Bài tập 7 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 7: Hãy nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với tên các cuộc khởi nghĩa ở cột B cho phù hợp.
1. |
Cao Thắng |
|
A. |
Khởi nghĩa Lạng Sơn, Bắc Giang |
|
|
|
|
|
2. |
Đốc Tít |
|
B. |
Khởi nghĩa Bãi Sậy. |
|
|
|
|
|
3. |
Đinh Cồng Tráng |
|
c. |
Khởi nghĩa Ba Đình |
|
|
|
|
|
4. |
Hoàng Đinh Kinh |
|
D. |
Khởi nghĩa Tây Bắc |
|
|
|
|
|
5. |
Nguyễn Quang Bích |
|
E. |
Khởi nghĩa Hương Khê |
Trả lời:
1- E
2- B
3- C
4- A
5- D
Bài tập 8 trang 106 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 8: Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng tổng hợp dưới đây vế phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên phong trào tiêu biểu |
|
Mục tiêu |
|
Lực lượng lãnh đạo |
|
Lực lượng tham gia |
|
Địa bàn hoạt động |
|
Nguyên nhân thất bại |
|
Ý nghĩa lịch sử |
|
Trả lời:
Tên phong trào tiêu biểu |
Khởi nghĩa: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yêu Thế |
Mục tiêu |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. |
Lực lượng lãnh đạo |
gồm các văn thân sĩ phu yêu nước. |
Lực lượng tham gia |
các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số. |
Địa bàn hoạt động |
rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. |
Nguyên nhân thất bại |
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát + Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn + Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu + Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. |
Ý nghĩa lịch sử |
Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là 1 phong trào dân tộc. Và đây là 1 phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. Phong trào này tuy thất bại nhưng nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đồng thời nó cũng đã cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp theo.
|
Bài tập 9 trang 106 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 9: Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng dưới đây về khởi nghĩa Yên Thế.
Mục tiêu |
|
Người lãnh đạo |
|
Địa bàn hoạt động |
|
Lực lượng tham gia |
|
Kết quả, ý nghĩa |
|
Trả lời:
Mục tiêu |
Bảo vệ cuộc sống của mình => đứng lên tự vệ |
Người lãnh đạo |
Hoàng Hoa Thám |
Địa bàn hoạt động |
Yên Thế – Bắc Giang |
Lực lượng tham gia |
Nông dân và cácdân tộc miền núi |
Kết quả, ý nghĩa |
-Là phong trào đấu tranh tự vệ chống Pháp của nông dân Việt Nam, có quy mô lớn nhất trong nhuững năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
-Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.
-Mặc dù thất bại, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. |
Bài tập 10 trang 107 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 10: Hãy so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương với khởi nghĩa nông dân Yên Thế và rút ra kết luận vế sự khác nhau căn bản.
Nội dung so sánh |
Các cuộc khởi nghĩa Cần Vương |
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế |
Người lãnh đạo |
|
|
Mục tiêu |
|
|
Lực lượng tham gia |
|
– Sự khác nhau căn bản:
Trả lời:
Nội dung so sánh |
Các cuộc khởi nghĩa Cần Vương |
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế |
Người lãnh đạo |
Văn phu, sĩ phu |
Nông dân |
Mục tiêu |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến |
Đánh Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình và tự vệ |
Lực lượng tham gia |
Văn nhân, sĩ phu |
Nông dân và nhân dân miền núi |
-Sự khác nhau căn bản là về giai cấp lãnh đạo chính vì sự khác nhau này dẫn đến mục tiêu và lực lượng tham gia các cuộc khởi nghĩa
Giaibaitap.me