Cảm nhận cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà
Đề bài:
Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà.
Gợi ý
– Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về một số vấn đề mà tác phẩm văn học nêu ra.
– Nội dung: cái tài và cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện ngắn Chữ người tử tù sáng tác trước 1945 và tùy bút Người lái độ Sông Đà sáng tác sau 1945.
– Lưu ý: trước khi đi vào nệi đung cái tài và cái tâm trong hai kiệt tác trên, cần có đôi dòng xác định khái niệm cái tài (tài năng, tài hoa) và cái tâm (tấm lòng) của tác giả.
Dàn bài chi tiết
I. Đặt vấn đề
– Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân:
Sinh 1910 mất 1987, là một tác giả được sách giáo khoa Văn 12 nhận định như: “Một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn”.
Nghĩ đến Nguyễn Tuân người ta thưởng nói đến một nghệ sĩ tài hoa, có phong cách độc đáo và cái “ngông” nổi tiếng. Nhưng Nguyễn Tuân còn là một nhà văn có tấm lòng tha thiết với đất nước, với tiếng Việt, với cuộc sống, với cái đẹp và cái thật.
– Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà: