Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
Câu 1 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó.
Trả lời
– Cho dãy số nguyên chẵn: 2, 4, 6, 8, 10… Đây là thông tin dạng số;
– Cho dãy kí tự: “Chuc cac ban hoc gioi”. Đây là thông tin dạng văn bản;
Câu 2 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ Unicode.
Trả lời:
– Bộ mã ASCII (mã chuẩn của MT dùng để trao đổi thông tin) sử dụng 8 bit để mã hoá kí tự. Nó chỉ mã hoá được 256 kí tự (từ 0 đến 255) gọi là mà ASCII thập phân của kí tự.
– Còn bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá, nó có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã này.
Câu 3 trang 17 SGK Tin học 10
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào?
Trả lời:
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu: các chữ số 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
A, B, C, D, E, F trong đó A, B, c, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Câu 4 trang 17 SGK Tin học 10
Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy tính.
Trả lời:
– Biểu diễn số nguyên
bit 7 |
bit 6 |
bit 5 |
hit 4 |
bitẽ3 |
bit 2 |
bit 1 |
bit 0 |
các bit cao |
các bit thấp |
Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.
– Biểu diễn số thực:
Dùng dấu chấm (.) để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân. Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M x10±K(dạng dấu phẩy động).Ví dụ, số nguvên 1105 = 0.1105×104
Câu 5 trang 17 SGK Tin học 10
Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân (chỉ dùng kí hiệu 0 và 1)” là đúng hay sai? Hãy giải thích.
Trả lời:
Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân vì tất cả các thông tin khi đưa vào máy tính thì chúng đều biểri đổi thành dạng chung – dãy bit, dãy bit đó là duy nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Giaibaitap.me