Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939) – SBT

0

Bài Tập 1 trang 69 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thời kì phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á được thể hiện là :
A. Phong trào dân cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực : Đông Bắc Á , Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.
B. Tât cả các nước trong khu vực đã thành lập được nhà nước dân chủ nhân dân.
C. Đảng Cộng Sản được thành lập ở tất cả các nước
D. Các ý B và C đều đúng.
Câu 2. Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là
A. Đấu tranh đòi quyền tự trị cho ấn độ
B. Đấu tranh đòi thực dân Anh cho người Ấn Độ tham ra vào các hội đồng thuộc địa
C. đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân
D. đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc
Câu 3. Lực lượng chính tham ra phong trào Ngũ tử ở Trung Quốc là
A. công nhân và tư sản dân tộc
B. công nhân, nông dân, học sinh và trí thức yêu nước
C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh
D. Nông dân ở các vùng nông thooncuar Trung Quốc.
Câu 4. Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là
A. Chống đế quốc và phong kiến
B. Chống phong kiến
C. chống đế quốc
D. chống tư sản mại bản phong kiến, đế quốc
Câu 5. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi
A. Thắng lợi của cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga
B. Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Phong trào cách mạng Trung Quốc
D. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.
Câu 6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Đông Nam Á xuất hiện những nét mới là
A. Phong trào diễn ra dưới ngọn cờ ‘’phò vua cứu nước’’
B. ở tất cả các nước đều có Đảng Công Sản lãnh đạo phong trào
C. giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham ra phong trào lãnh đạo cách mạng.
D. Hoàn toàn đi theo con đường cách mạng vô sản.
Câu 7. Phong trao tư sản ở các nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước là
A. xuất hiện các nhóm, các hội do những người yêu nước sáng lập.
B. có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào khác.
C. Xuât hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.
D. Tất cả các ý trên
Câu 8. Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là
A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
B. đều nhằm ách thống trị của thực dân phương Tây, đòi độc lập dân tộc
C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định
D. đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa Phát xít Nhật.
Hướng dẫn làm bài:

 


Bài Tập 2 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc điền chữ S(sai) vào [ ] trước các câu sau 

1. [ ] phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phon kiến ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. [ ] phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
3. [ ] trong phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á, Trung quốc là quốc gia có Đảng Cộng Sản được thành lập sớm nhất.
4. [ ] trong những năm 1927-1937, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
5. [ ] Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á dưới sự lạnh ssaoj của giai cấp tư sản có bước phát triển cao, đặc biệt là ở In-đô-nê-xi-a

Hướng dẫn làm bài:
Đúng : 1,5 ; Sai 2, 3, 4


Bài Tập 3 trang 71 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hoàn thành bảng sau về phong trào độc lập dân tộc giai đoạn 1918-1939 ở các nước và khu vực châu Á.

Quốc gia, khu vực

Phong trào đấu tranh

Trung Quốc

 

Mông Cổ

 

Ấn Độ

 

Thổ Nhĩ Kì

 

Đông Nam Á

 

Hướng dẫn làm bài:

Quốc gia, khu vực

Phong trào đấu tranh

Trung Quốc

Biểu tình  chống đế quốc, Phế bỏ Hiệp ước  21 điều”,  mang tính chất  chống đế  quốc.

Mông Cổ

Giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ

Ấn Độ

Bãi công ; Đảng Quốc Đại  lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập , tẩy chay hàng hóa Anh

Thổ Nhĩ Kì

Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên  nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc

Đông Nam Á

 giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

 


Bài Tập 4 trang 71 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét mới như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 – 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên  nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.


Bài Tập 5 trang 71 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Cuộc nội chiến Cách mạng ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào ? 

Hướng dẫn làm bài:

+ Giai đoạn phòng ngự (7/1946 – 6/1947):

– Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng

– Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân Trung hoa dân quốc, lực lượng giải phóng phát triển lên tới hơn 2 triệu người.

+ Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):

– Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng Hà, áp sát quân Trung Hoa Dân Quốc và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.

– Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu – Thẩm, Hoài – Hải, Bình – Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân Trung hoa dân quốc.

– Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.

– Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp đổ.

– Ngày 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Giaibaitap.me

Leave a comment