Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX – SBT

0

Bài Tập 1 trang 17 Sách bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ thứ XIX – đầu thế kỉ XX là:

A. mất dần vị trí số 1 thế giới về công nghiệp, nhưng vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khâu tư bản, thương mại và thuộc địa.

B. hệ thống thuộc địa bị thu hẹp dần do tình trạng tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn.

C. nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối đời sống kinh tế đất nước.

D. cả A & C.

Câu 2. Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là :

A. 20 triệu km2, dân số 300 triệu người, băng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

B. 25 triệu km2, dân số 300 triệu người, băng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

C. 28 triệu km2, dân số 300 triệu người, băng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

D. 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, băng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.

Câu 3. Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Pháp diễn ra mạnh mẽ trong ngành

A. Công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp nặng

C. Công nghiệp- tài chính

D. Ngân hàng

Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại là

A. ảnh hưởng của chiến tranh Pháp- Phổ

B. Pháp chỉ chú trọng xuất cảng tư bản

C. Thị trường trong nước thu hẹp, sức mua ngày cang giảm

D. Không quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.

Câu 5. Ý Không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là

A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn

B. Giành được nhiều nguồn lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp- Thổ

C. Thị trường dân tộc được thống nhất

D. ứng dụng nhanh những thành tựu Khoa Học- Kĩ Thuật

Câu 6. Quá trình tập trun sản xuất ơ Đức diễn ra mạnh mẽ trong ngành

A. luyện kim.,than đá, điện, hoá chất

B. công nghiệp nhẹ

C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải

D. tài chinh, ngân hàng

Câu 7. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt trong thời gian

A. Những năm 30 của thế kỉ XIX

B. giữa thé kỉ XIX

C. 30 năm cuối thế kỉ XIX

D. 20 năm cuối thế kỉ XIX

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc ?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng

B. Hệ thống thuộc địa tương đối rộng lớn

C. Ứng dụng Khoa Học- Kĩ Thuật và hợp lí hoá sản xuất

D. Lợi dụng nguồn đầu tư của Châu Âu và hoàn cảnh hoà bình lâu dài để phát triển kinh tế  

Hướng dẫn làm bài:

 


Bài Tập 2 trang 19 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp.

Câu 1. Về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1- A ,C,E ; 2- B,D,G

Câu 2. Về đặc điểm của một số nước đế quốc tiêu biểu 

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1- B; 2-D; 3-A ; 4-C 


Bài Tập 3 trang 20 Sách bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế,chính trị của nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
* Nước Anh :
– Về kinh tế :
– Về chính trị :
* Nước Pháp:
-Về kinh tế :
-về chính trị:
Hướng dẫn làm bài
* Nước Anh :
– Về kinh tế : Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức ; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. về xuất khẩu kim loại, sản lượng của ba nước : Pháp, Đức, Mĩ gộp lại cũng không bằng Anh.
Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy, vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút. Mĩ và Đức là những nước tư bản phát triển sau nhưng lại vượt Anh. Tính riêng về sản lượng thép. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với Đức, Mĩ là do ở Anh máy móc đã xuất hiện sớm hơn các nước khác hàng mấy chục năm, nhiều thiết bị cũ kĩ được tích lại và việc hiện đại hoá rất tốn kém. Tình trạng đó gắn liền với sự tồn tại của một đế quốc thuộc địa to lớn. Một số lớn tư bản được đầu tư vào thuộc địa, vì ở đây thu được nhiều lợi nhuận hơn đầu tư ở trong nước. Khi ấy, cướp đoạt thuộc địa có lợi hơn nhiều so với đầu tư cải tạo công nghiệp ở Anh.
Tuy vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp bị giảm sút, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
Trong thời kì này, nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp : khai thác than, dệt, thuốc lá, hoá chất, luyện kim, vận tải và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), 12 nhà ngân hàng lớn nhất ở Anh, mà nòng cốt là 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn, đã nắm 70% số tư bản trong cả nước và chiếm địa vị chỉ huy về kinh tế, tài chính.
Nền nông nghiệp Anh cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vào cuối thế kỉ XIX, giá lúa mì nhập từ châu Âu và Mĩ rất rẻ trong khi giá lương thực sản xuất trong nước lại rất cao do chế độ thuế khoá. Vì thế, giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, nước Anh tự cấp được 3/4 số lúa mì mỗi năm ; từ thập niên 70 trở đi, giảm xuống còn 1/3, nghĩa là lương thực của Anh chỉ tự túc được 4 tháng.
– Về chính trị:
Về hình thức, nước Anh là một vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai đảng là không đáng kể, chủ yếu về biện pháp thực hiện và chính sách cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bóc lột thuộc địa của đế quốc rộng lớn mà “Mặt Trời không bao giờ lặn”, Lê-nin đã nhận định : chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
* Nước Pháp
– Về kinh tế
Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao… Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho – một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 – 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 – 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.
Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
– Về chính trị
Tháng 9 – 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba. Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 – 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v…).
Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km- và 55,5 triệu dân.


Bài Tập 5 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Em hãy điền vào bảng sau đây tên 4 nước dẫn đầu thế giới về kinh tế ở thời điểm giữa và cuối thế kỉ XIX.

Thời gian Vị trí

Thứ nhất

(1)

Thứ hai

(2)

Thứ ba

(3)

Thứ tư

(4)

Giữa thế kỉ XIX

 

 

 

 

Cuối thế kỉ XIX

 

 

 

 

Hướng dẫn làm bài:

Thời gian Vị trí

Thứ nhất

(1)

Thứ hai

(2)

Thứ ba

(3)

Thứ tư

(4)

Giữa thế kỉ XIX

Anh

Mĩ 

Pháp

Đức

Cuối thế kỉ XIX

Đức

Anh

Pháp

 


Bài Tập 6 trang 22 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Giải thích đặc điểm của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn làm bài:
– Đế quốc Anh : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
– Đế quốc Pháp: Đế quốc Pháp là ” Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
– Đế quốc Đức: Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”
– Đế quốc Mĩ :là xứ sở của những ông vua công nghiệp

Giaibaitap.me

Leave a comment