Soạn bài Ngữ cảnh (ngắn gọn)

0

I. Khái niệm

1. Ngữ liệu

– Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là câu nói vu vơ vì không thể xác định được.

– Các nhân vật giao tiếp: ai nói, ai nghe, vị trí xã hội, quan hệ giữa người nói và người nghe.

– Thời gian, không gian giao tiếp câu đó mập mờ.

– Đối tượng được nói đến: chưa xác định rõ vì từ “họ” là một danh từ chỉ một số người, nhóm ngươig nói chung chung,

– Thời điểm của sự phủ định: “chưa ra” tính từ thời điểm.

– Cụm từ “giờ muộn thế này”: không thể các định rõ được thời gian như thế nào là muộn với người đang nói câu này.

2. Câu ở ngữ liệu khi đặt trong văn bản là câu xác định vì:

– Nhân vật xác định: câu nói đó là của chị Tý.

– Thời gian và không gian xác định: buổi tối nới phố huyện nhỏ.

– Đối tượng được nói đến xác định: Họ – mấy người phu gạo hay phu xe hoặc mấy chú lính lệ.

– Thời điểm của sự phủ định: tính từ buổi tối

 Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.

*Khái niệm:

Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời

II. Nhân tố giao tiếp:

– Nhân vật giao tiếp

– Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

– Văn cảnh

III. Văn cảnh

Văn cảnh có vài trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

Luyện tập:

Bài 1:

– Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.

– Bối cảnh câu văn:

– Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan.

– Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.

Bài 2:

   Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi … Hiện thực được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.

Bài 3:

   Từ hoàn cảnh của Xã hội Việt Nam thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng vì con.

Bài 4:

 – Hoàn cảnh sáng tác tức là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài . Rõ nhất là sự kiện vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định.

– Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Đu – me) đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh của bài thơ.

Bài 5:

   Bối cảnh giao tiếp hẹp là: trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, người hỏi muốn biết về thời gian để tính toán cho công việc riêng của mình.

Giaibaitap.me

Leave a comment