Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ – SBT

0

Bài 1 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ 

Trả lời.

Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.

 Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa 


Bài 2 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 2: Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết?

Trả lời

Một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

+Có ý thức học tập những truyền thống tốt đẹp của dòng họ

+ Phát động mọi người, con cháu trong gia đình đi theo nét đẹp truyền thống của gia đình, của dòng họ

+ Nâng cao ý thức của các con cháu trong gia đình, dòng họ


Bài 3 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 3: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Trả lời

Vì:  Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam


Bài 4 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 4: Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, mỗi người phải làm gì ?

Trả lời

 Chúng ta trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.


Bài 5,6 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Bài tập 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.

B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp

 D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Trả lời 

Câu

Đáp án

Câu 5

B

Câu 6

D


Bài 7 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 7: Quê của Trang rất nghèo. Trong dòng họ của Trang chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng Trang thường mặc cảm, tự ti mỗi khi các bạn trong lớp kể về quê hương, dòng họ mình. Trang không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.

Câu hỏi

1/Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không ? Vì sao ?

2/  Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào ?

Trả lời

 1/ Không đồng tình với Trang vì dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào.

2/ Trang cần phải tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để học tập, phát huy, làm rạng danh hơn cho dòng họ


Bài 8 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 8: An rất tự hào về nghề làm lồng chim truyền thống của gia đình mình, An thường kể với các bạn rằng làm được chiếc lồng chim đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu và sự khéo léo của đôi tay, rằng mỗi chiếc lồng chim là một công trình nghệ thuật với những hình dáng, đường nét chạm trổ tinh vi đẹp mắt. An còn nói cụ của An là “nghệ nhân làm lồng chim” đã để lại cho con cháu nghề gia truyền lí thú này. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói : Nghề làm lồng chim thì có gì cao siêu mà tự hào; phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!

Câu hỏi :

1/ Theo em, An là người như thế nào ?

2/Em có tán thành suy nghĩ của một số bạn không ? Vì sao?

Trả lời

 

1/ Theo em An là người biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

2/ Em không tán thành suy nghĩ của một số bạn vì nghề nào mà làm giỏi, có tín nhiệm thì đều đáng trân trọng, tự hào ; không phải chỉ đỗ đạt cao hoặc phát minh.


Bài 9 trang 40 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 10: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?

Trả lời

Cần bảo đảm các ý sau :

–    Hiện tượng phân biệt đối xử, mất đoàn kết giữa các dòng họ trong làng, xã.

–    Tác hại của hiện tượng đó đối với việc học hỏi lẫn nhau.

–   Thái độ và hành động đúng đắn của chúng ta trước hiện tượng đó.


Truyền thống tốt đẹp của dòng họ trong truyện trên đã được phát huy như thế nào?

Trả lời

Chi Nhì dòng họ Nguyễn ở thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách đã phát huy truyền thống tốt đẹp mình. Chi Nhì đã thành lập quỹ khuyến học để đề ra quy chế hoạt động. Hàng năm, khen thưởng cho những em có hoàn cảnh khó khan, vươn lên trong học tập. Cả dòng họ còn giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề giáo dục con cháu, chi nhì đã làm đôi lục bình cỡ lớn ghi danh những người đỗ đạt có học vị cao đặt tại nhà thờ tổ, để ngày ngày con cháu ghi nhớ.


Hãy nêu cảm nghĩ của em qua tấm gương của dòng họ đó?

 Trả lời

Qua tấm gương của dòng họ đó chó em thấy dòng họ Chi Nguyễn đã gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, của gia đình. Dòng họ đã có những hoạt động khích lệ tinh thần của con cháu. Giúp mọi người vươn lên trong cuộc sống và thấy tự hào vì được sinh ra trong dòng họ hiếu học.

Giaibaitap.me

Leave a comment