Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – SBT

0

Bài tập 1 trang 145 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hai đảng thay nhau cầm quyến ở nước Anh là

A. Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ.              

B. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.                

D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà.

Trả lời: C

2. Lênin nhận định : Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân, vì :

A. giới cầm quyến ở Anh chỉ chú tâm đến xâm lược thuộc địa.

B. Anh có hệ thống thuộc địa trải khắp toàn cầu.

C. Anh chỉ chú trọng xuất cảng tư bản sang thuộc địa.

D. Anh đi xâm lược thuộc địa sớm nhất

Trả lời: B

3. Tháng 9 – 1870, nước Pháp đã thành lập

A. nền Cộng hoà thứ hai.           C. nền Cộng hoà thứ tư.

B. nền Cộng hoà thứ ba.            D. nến Cộng hoà thứ năm.

Trả lời: B

4. Trong những năm 1890 – 1900, sản lượng công nghiệp của nước Đức tăng

A. 160%.    B 161%.     

C. 162%.     D. 163%.

Trả lời: D

5. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX là

A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860.

B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865.    

C. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời: B

6. Hai đảng thay nhau nắm quyền ở Mĩ là

A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà      

B. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.      

D. Đảng Cộng hoà và Đảng Bảo thủ.

Trả lời: C

7. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, vì

A. Tây Ban Nha đe doạ chủ quyến của Mĩ.

B. muốn cướp thuộc địa của Tây Ban Nha.

C. muốn phô trương sức mạnh của Mĩ.

D. giúp đỡ Cuba và Philippin loại bỏ ảnh hưởng của Tây Ban Nha ở các nước đó.

Trả lời: B


Bài tập 2 trang 145 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 2. Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô □ trước câu sai trong các câu sau đây.

□       Đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của Anh chiếm diện tích khoảng 33 triệu km2

□       Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nén nông nghiệp Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

□       Pháp là nước đế quốc thực dân.

□       Pháp thực hiện chế độ hai đảng thay nhau cầm quyén.

□       Hệ thống thuộc địa của Pháp chỉ kém hệ thống thuộc địa của Anh 11 km2.

□       Một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do cuộc chiến tranh Việt Nam tiêu tốn nhiều tiẻn của.

□       Nguyên nhân quan trọng khiến cho nến kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là do đất nước được thống nhất.

□       Kinh tế Mĩ vươn lên hàng đầu thế giới ngay sau khi kết thúc cuộc nội chiến (1861 – 1865)ẽ

□       Theo Hiến pháp nước Đức năm 1871, Thủ tướng là người có quyến hạn tối cao. hơn cả Hoàng đế.

□       Theo Hiến pháp nước Đức năm 1871, Thượng viện và Hạ viện gọi là Quốc hội.

□       Công ti “Moócgân” là công ti độc quyền lớn nhất nước Đức.

□       Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật phân biệt chủng tộc gay gắt.

□       Cuba và Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ năm 1898

 Trả lời:

Đ       Đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của Anh chiếm diện tích khoảng 33 triệu km2

Đ       Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nền nông nghiệp Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

S       Pháp là nước đế quốc thực dân.

S       Pháp thực hiện chế độ hai đảng thay nhau cầm quyén.

S       Hệ thống thuộc địa của Pháp chỉ kém hệ thống thuộc địa của Anh 11 km2.

S       Một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do cuộc chiến tranh Việt Nam tiêu tốn nhiều tiền của.

Đ       Nguyên nhân quan trọng khiến cho nến kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là do đất nước được thống nhất.

Đ       Kinh tế Mĩ vươn lên hàng đầu thế giới ngay sau khi kết thúc cuộc nội chiến (1861 – 1865)

S       Theo Hiến pháp nước Đức năm 1871, Thủ tướng là người có quyền hạn tối cao hơn cả Hoàng đế.

S       Theo Hiến pháp nước Đức năm 1871, Thượng viện và Hạ viện gọi là Quốc hội.

S       Công ti “Moócgân” là công ti độc quyền lớn nhất nước Đức.

Đ       Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật phân biệt chủng tộc gay gắt.

Đ       Cuba và Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ năm 1898


Bài tập 3 trang 146 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 3. Hãy điền vào bảng sau vị trí kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Đức tương ứng trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Các nước đế quốc

Vị trí kinh tế

Anh  

 

Pháp 

 

Đức  

 

 

 Trả lời:

Các nước đế quốc

Vị trí kinh tế

Anh  

Nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua

Pháp 

Công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh

Đức  

Kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh ,vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.

Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng từ hàng thứ 4 vươn lên hàng thứ nhất thế giới về sản xuất công nghiệp

 


Bài tập 4 trang 146 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Hãy đánh dấu X vào cột dọc để trống để xác định những thông tin cho trước dưới đây phù hợp với nước đế quốc nào vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Nội dung

Anh

Pháp      

Đức

Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền  

 

 

 

 

Đế quốc quân phiệt hiếu chiến

 

 

 

 

Đế quốc cho vay nặng lãi

 

 

 

 

Hình thức độc quyển phổ biến là cácten, xanhđica 

 

 

 

 

Hình thức độc quyền phổ biến là tơrớt

 

 

 

 

Đế quốc thực dân

 

 

 

 

Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyển

 

 

 

 

Được bồi thường chiến phí nên kinh tế phát triển

 

 

 

 

Vị trí kinh tế số một thế giới

 

 

 

 

Được ví như con hổ đói đến bàn tiệc muộn

 

 

 

 

Công ti độc quyền Moócgân

 

 

 

 

Hệ thống thuộc địa rộng khoảng 11 triệu km

 

 

 

 

Thực hiện chính sách “Cái gậy và củ cà rốt”

 

 

 

 

Thực hiện chính sách “mở cửa” để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc

 

 

 

 

Hình thành các tổ chức độc quyền

 

 

 

 

Công nghiệp chiếm vị trí thứ ba thế giới

 

 

 

 

 Trả lời:

Nội dung

Anh

Pháp

Đức

Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền  

X

 

 

 

Đế quốc quân phiệt hiếu chiến

 

 

X

 

Đế quốc cho vay nặng lãi

 

X

 

 

Hình thức độc quyển phổ biến là cácten, xanhđica 

 

 

X

 

Hình thức độc quyền phổ biến là tơrớt

 

 

 

X

Đế quốc thực dân

X

 

 

 

Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyển

 

 

 

X

Được bồi thường chiến phí nên kinh tế phát triển

 

 

X

 

Vị trí kinh tế số một thế giới

 

 

 

X

Được ví như con hổ đói đến bàn tiệc muộn

 

 

X

 

Công ti độc quyền Moócgân

 

 

 

X

Hệ thống thuộc địa rộng khoảng 11 triệu km

 

X

 

 

Thực hiện chính sách “Cái gậy và củ cà rốt”

 

 

 

X

Thực hiện chính sách “mở cửa” để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc

 

 

 

X

Hình thành các tổ chức độc quyền

 

 

X

 

Công nghiệp chiếm vị trí thứ ba thế giới

X

 

 

 

 


Bài tập 5 trang 147 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 5. Nối tên các nước đế quốc tương ứng với thể chế chính trị của nước đó.

 Trả lời:


Bài tập 6 trang 147 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

BÀI TẬP 6. Nêu những điểm giống và khác nhau của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Trả lời:

– Giống nhau:

Đều có những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc

+ Tập trung sản xuất và tập trung tư bản đến mức tạo thành những tổ chức lũng đoạn.

+ Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính

+ Xuất khẩu TB: Là xuất khẩu vốn và kĩ thuật vào các nước đang có nhu cầu phát triển.

+ Hình thành các khối liên minh TB lũng đoạn quốc tế phân chia thị trường thế giới.

+Các cường quốc đế quốc đấu tranh với nhau để phân chia và phân chia lại lãnh thổ thế giới.

– Khác nhau:

Với sự phát triển của nền kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức lần lượt đều bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, ở mỗi nước, tùy vào điều kiện lịch sử riêng biệt đều mang các đặc điểm riêng. Cụ thể:

1. Mĩ: đế quốc tài chính độc quyền

2. Anh: đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn

3. Pháp: đế quốc cho vay nặng lãi

4. Đức: đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Giaibaitap.me

Leave a comment