Giải bài 1.66, 1.67, 1.68, 1.69, 1.70 trang 11, 12 Sách bài tập Hóa học 10
Bài 1.66 trang 11 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :
oxi (O), Z = 8 ; flo (F), Z = 9 ; nitơ (N), Z = 7.
Hãy nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. Các nguyên tố tương ứng thuộc loại nguyên tố gì (s, p hay d) ? Kim loại hay phi kim ?
Lời giải:
O :1s22s22p6
F :1s22s22p5
N : 1s22s22p3
Các nguyên tử trên có nhiều electron ở lớp ngoài cùng (6, 7, 5).
Các nguyên tố tương ứng là những phi kim và cả ba đều là nguyên tố p.
Bài 1.67 trang 11 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
a) Tại sao trong nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản, một electron duy nhất lại phân bố trên phân lớp 1 s ?
Tại sao trong nguyên tử liti ở trạng thái cơ bản, 2 electron phân bố trên phân lớp 1 s và electron thứ ba phân bố trên phân lớp 2s ?
Lời giải:
a) Theo nguyên tắc, trong nguyên tử, các electron sẽ chiếm lần lượt các phân lớp có năng lượng từ thấp đến cao. Trong nguyên tử hiđro, electron duy nhất phân bố trên phân lớp ls vì trên phân lớp Is, electron có năng lượng thấp nhất.
b) Vì phân lớp 1 s chỉ có thể chứa nhiều nhất là 2 electron và có mức năng lượng thấp nhất nên 2 electron đầu phân bố trên phân lớp này. Với 2 electron, phân lớp 1 s đã bão hoà nên electron thứ ba chiếm phân lớp 2s tiếp theo có năng lượng cao hơn.
Bài 1.68 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :
hiđro (H), Z = 1 ; liti (Li), Z = 3 ; natri (Na), Z = 11.
Cho nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên.
Lời giải:
(H:1{s^1},,,,,,,Li:1{{rm{s}}^2}2{{rm{s}}^1},,,,,,,,,,,,,,Na:1{{rm{s}}^2}2{{rm{s}}^2}2{p^6}3{{rm{s}}^1})
Nhận xét: Lớp ngoài cùng của các nguyên tử đó đều có 1 electron trên phân lớp s.
Bài 1.69 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 3 đến Z = 10 và nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong dãy đó.
Lời giải:
Từ Z = 3 đến Z = 10 ta có các nguyên tử :
(Li : 1s^22s^1 ; Be : 1s^22s^2 ; B : 1s^22s^22p^1 ; C : 1s^22s^22p^2)
(N : 1s^22s^22p^3 ; O: 1s^22s^22p^4 ; F : ls^22s^22p^5 ; Ne : ls^22s^22p^6).
Nhận xét : Số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử đó tăng dần từ 1 (Li) đến 8 (Ne).
Bài 1.70 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron của nguyến tử kali (K), Z = 19. Cho nhận xét vẻ số electron thuộc lớp ngoài cùng.
Lời giải:
K: 19 (1s^22s^22p^63s^23p^64s^1).
Nhận xét : Phân lớp 3d thuộc lớp M còn trống nhưng vì tiếp theo mức năng lượng 3d là mức nãng lượng 4s nên electron cuối cùng chiếm phân lớp 4s.
Giaibaitap.me