Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2

0

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2

Đọc văn bản sau và làm các bài tập nêu ở dưới.
BẠN ƠI ĐỪNG NGHỈ HỌC
    Ngày đầu tiên đến lớp vỡ lòng, tôi đã có cảm tình đặc biệt với Mai Hương. Hôm đó, tôi đánh rơi mất viên phấn trên đường đến lớp. Nếu không có nửa viên phấn của Mai Hương, chắc tôi không bao giờ viết nổi chữ a lên mảnh bảng đen. Dĩ nhiên đây chỉ là một ý nghĩ tôi nói với Mai Hương khi hai đứa đã lớn.
    Đường đến lớp vỡ lòng, chúng tôi gặp nhau ở ngã ba cây si, cùng đi qua cánh đồng. Khi về, đến ngã ba cây si, lại chia tay. Đi được một quãng, tôi quay lại nhìn xem Mai Hương đi tới đâu rồi. Có lần, chúng tôi bắt gặp cái nhìn của nhau. Hai đứa cùng cười tươi và vẫy tay với nhau.
    Một hôm, đến ngã ba cây si, tôi không thấy Mai Hương trong lũ bạn xóm dưới. Tôi đứng chờ. Chờ lâu quá, tôi chạy một mạch qua cánh đồng. Mai Hương không có ở lớp. Tôi ngồi không yên. Rốt cuộc là tôi đã bỏ dở buổi học, chạy về làng. Tôi chạy thẳng tới nhà Mai Hương. Bố mẹ đi làm cả. Mai Hương nằm đắp kín chăn trên giường :
   – Bạn làm sao thế ? – Tôi hỏi.
   – Tớ bị cảm từ đêm qua – Mai Hương đáp – Bạn không đến lớp à ?
   – Không thấy Mai Hương ở lớp, tớ bỏ học chạy về.
    Mai Hương nghe tôi nói thế, cảm động nói:
   – Thế thì từ nay, nếu bị ốm tớ cũng sẽ đi học, để bạn khỏi bỏ học giữa buổi. Được không ?
   – Được.
    Sau lần ấy, Mai Hương không nghỉ học buổi nào. Tôi cũng vậy. Chúng tôi đi học đều đặn, và hầu như hôm nào hai đứa cũng đi tới ngã ba cây si là vừa gặp nhau.
    Có những hôm bị cảm, trời rét, suýt nữa tôi đã gửi giấy xin phép nghỉ học. Nhưng tôi đã cố gắng dậy, cắp sách tới trường. Tôi không muốn Mai Hương phải bỏ học về tìm tôi.
    Chúng tôi học cùng lớp cho đến cấp ba. Điều ấy ngoài sự tưởng tượng của Mai Hương. Mai Hương càng lớn càng xinh và ngoan nữa. Không đứa bạn nào trách cứ Mai Hương được điểm gì. Thật là một người bạn “lí tưởng”.
    Càng ngày, chúng tôi càng thân thiết nhau hơn. Tôi đã biết đóng một quyển sổ bằng giấy trắng loại tốt, bọc bìa cứng, thật đẹp, tặng Mai Hương để chép những bài hát chúng tôi ưa thích. Trang đầu cuốn sổ, tôi ghi nắn nót những dòng chữ : “Đời không có tiếng hát, khác nào cuộc sống không ánh sáng mặt trời. Mong tình bạn đẹp mãi như tiếng hát không ngừng.”.
    Mai Hương tặng tôi một chiếc khăn trắng muốt, thêu một bông hoa trắng cùng với dòng chữ trắng : “Đẹp mãi tuổi thơ”.
    Có những buổi sáng, chúng tôi đi qua cánh đồng sương giăng trắng như sữa, nghe đồng lúa vang lên âm thanh rạo rực : Bạn ơi, đừng nghỉ học, bạn ơi…
    Rồi một hôm, Mai Hương không đến lớp. Tôi ngóng bạn nao lòng. Giá hôm qua tôi cùng đạp xe rời nhà trọ về làng cùng với Mai Hương. Tôi tự trách mình và lo lắng cho Mai Hương. Mai Hương về làng chắc có gì trắc trở, sáng nay không đạp xe tới trường được. Tan học, tôi đạp xe về làng. Nửa làng tôi xác xơ,  cây cối cháy rực lên. Máy bay Mỹ đã ném bom vào trạm sơ tán tàu hàng, những toa xăng đã cháy đêm qua. Nhiều ngôi nhà xóm Mai Hương trúng bom bốc cháy. Ngôi nhà của Mai Hương chỉ còn lại những hố bom sâu. Cả gia đình không còn ai. Tôi muốn nhìn thấy người bạn gái thân thương một lần cuối. Nhưng điều ấy không bao giờ có được nữa.
    Tôi trở lại mái trường, như tin rằng Mai Hương đang chờ mình. Cuộc sống như thế đấy, chúng ta say sưa sống tốt mãi lên vì tin rằng có ai đó đang chờ đợi chúng ta, ở phía trước. Và trong đầu tôi cứ vang mãi âm thanh trong trẻo và rạo rực của tuổi học trò:
   – Bạn ơi, đừng nghỉ học !…
(Nguyễn Trọng Tạo, Mảnh hồn làng,
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1997)

1. Nếu viết bài văn theo đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi thì bài văn trên có đáp ứng được yêu cầu không ? Vì sao ?
Trả lời:
Muốn xem bài văn Bạn ơi đừng nghỉ học có đáp ứng được yêu cầu của đề hay không, cần phân tích và chỉ ra các yêu cầu cụ thể của đề bài này. Có thể nêu lên các yêu cầu chính sau đây :
Đó phải là một câu chuyện đã xảy ra lâu rồi, từ hồi tuổi thơ.
– Kỉ niệm ấy phải gắn với người bạn thân thiết của người viết.
– Kỉ niệm ấy phải có ý nghĩa, phải xúc động và đáng nhớ.
– Người kể lại phải là người trong cuộc, người chứng kiến câu chuyện,…
Với các yêu cầu đó, em tự đối chiếu với văn bản để trả lời câu hỏi.
2. Hãy rút ra dàn ý của bài văn Bạn ơi đừng nghỉ học.
Trả lời:
 Dàn ý của bài văn bao gồm các phần và các ý lớn. Cần phải xác định được ba phần của bài văn : Mở bài, Thân bài và Kết bài. Sau đó chỉ ra nội dung khái quát của từng phần.
3. Bài văn kể về chuyện gì ? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong bài văn đó.
.com

Leave a comment