Giải bài C1, 1, 2, 3 trang 41, 42, 43 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

0

Câu C1 trang 41 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Có thực là trong chuyển động tròn đều vận tốc không đổi ?

Giải :

Trong chuyển động tròn đều , vận tốc của chất điểm chỉ không đổi về độ lớn còn phương của vận tốc luôn thay đổi, có nghĩa là chuyển động tròn đều có gia tốc.

 


Bài 1 trang 42 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Hãy chọn câu đúng

Trong chuyển động tròn đều

A. có cùng bán kính thì chuyển động nào có chu kì lớn hơn sẽ có tốc độ dài lớn hơn.

B . chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.

C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì chu kì nhỏ hơn.

D. có cùng chu kì thì chuyển động nào có bán kính nhỏ sẽ có tốc độ góc nhỏ hơn.

Giải :

C. Đúng ( được hiểu từ công thức (T = {1 over f}) )

A. Sai ( được hiểu từ công thức (v = {{2pi .r} over T}))

B. Sai ( được hiểu từ công thức (omega  = {{2pi } over T}))

D. Sai ( được hiểu từ công thức (omega  = {{2pi } over T}))

 


Bài 2 trang 43 SGK Vật lý 10 Nâng Cao

Tính gia tốc của đầu mút kim giây của một đồng hồ. Chiều dài của kim là 2,5 cm.

Giải :

Chu kì của kim giây T =1 phút =60 (s)

Gia tốc của điểm đầu kim giây

(eqalign{  & a = r{omega ^2} = r{left( {{{2pi } over T}} right)^2} = 0,025{left( {{{2pi } over {60}}} right)^2} cr&;;;= 2,{74.10^{ – 4}}(m/{s^2}) cr} )

 


Bài 3 trang 43 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Tính gia tốc của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất. Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84.108m , chu kì quay là 27,32 ngày

Giải 

(T = 27,32 text{ ngày} =27,32.24.3600 (s))

Gia tốc của Mặt Trăng

(eqalign{  & a = r{left( {{{2pi } over T}} right)^2} = 3,{84.10^8}{left( {{{2pi } over {27,32.24.3600}}} right)^2}  cr  & a = 2,{72.10^{ – 3}}(m/{s^2}) cr} )

Giaibaitap.me

Leave a comment