Giải bài 8, 9, 10 trang 15 SGK Vật lí 10
Bài 8 trang 15 sgk Vật lí 10
8. Đồ thị tọa độ – thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở Hình 2.5. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển đọng thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Trả lời:
D
Bài 9 trang 15 sgk Vật lí 10
9. Trên một đường thẳng, tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, có hai ô tô xuất phát cùng lúc và chuyển động cùng chiều. Ô tô xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h và ô tô xuất phát từ B có tốc độ 40 km/h.
a) Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.
b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục (x, t).
c) Dựa vào đồ thị tọa độ – thời gian để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B.
Trả lời:
a) Chọn gốc tọa độ ở A (O ≡ A); gốc thời gian là lúc xuất phát, chiều dương hướng từ A → B, trục Ox trùng với AB.
Ta có phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm: x = x0 + vt
Đối với xe A: xA = 60t (km/h) (1)
Đối với xe B: xB = 40t + 10 (km/h) (2)
b) Đồ thị
c) Khi xe A đuổi kịp xe B ta có: xA + xB
=> 60t = 40t + 10 => t = 0,5 h = 30 phút
Thay vào (1) => : xA = xB = x = 60 x 0,5 = 30 km
Vậy điểm đó cách A là 30km.
Bài 10 trang 15 sgk Vật lí 10
10. Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động về phía P vói tốc độ 40 km/h. Con đường H – P coi như thẳng và dài 100 km.
a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H – D và D – P. Gốc tọa độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
b) Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của xe trên cả con đường H – P.
c) Dựa và đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.
d) Kiểm tra kết quả của câu c) bằng phép tính.
Trả lời:
Chọn trục tọa độ Ox trùng với con đường H – P với O ≡ H, chiều dương H → P.
a)
. Đường đi của xe:
– Trên đoạn đường H – D: s = 60t (km,h) với s ≤ 60 km và t ≤ 1 h
– Trên đoạn đường D – P: s’ = 40(t – 2) (km,h); với t ≥ 2 h.
. Phương trình chuyển động của xe:
– Trên đoạn đường H – D: x = s = 60t với s ≤ 60 km và t ≤ 1 h
– Trên đoạn đường D – P: x = x0 + s
=> x = 60 + 40(t – 2) với s ≥ 60 km và t ≥ 2 h.
b) Đồ thị (hình vẽ)
c) Xem đồ thị
d) Thời điểm xe đến P
t = ( frac{60}{60}) + 1 + ( frac{40}{40}) = 3 h
Sau 3 giờ kể từ lúc xe xuất phát sẽ đến P.
Giaibaitap.me