Soạn bài Động từ
Soạn bài Động từ
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 147, SGK.
2. Bài tập 2, trang 147, SGK.
3. Lựa chọn câu mà em cho là đúng trong các cặp câu sau. Từ đó, tìm đặc điểm phân biệt danh từ với động từ.
a) Trong câu : Tôi hi vọng vào nó.
– Từ hi vọng là danh từ.
– Từ hi vọng là động từ.
b) Trong câu : Nó làm tiêu tan hi vọng của tôi.
– Từ hi vọng là danh từ.
-Từ hi vọng là động từ.
c) Trong câu : Mấy hôm nay, ông ấy lo lắng nhiều quá.
– Từ lo lắng là động từ.
– Từ lo lắng là danh từ.
d) Trong câu : Đó là những lo lắng vô ích.
– Từ lo lắng là động từ.
– Từ lo lắng là danh từ.
4. Hãy cho biết trong những từ in đậm sau từ nào là danh từ, từ nào là động từ. Tại sao?
– Bà nắm ba nắm cơm.
– Cày đồng đang buổi ban trưa./ Con trâu đi trước, cái cày theo sau.
– Nó bước từng bước chắc chắn.
5. Hãy đặt câu với mỗi động từ sau và cho biết tối thiểu (để câu có nghĩa) mỗi động từ cần bao nhiêu từ ngữ đứng sau.
– đứng, ngủ, ngồi
– xây, phá, xem
– cho, biếu, tặng
Gợi ý làm bài
1. Trước hết, HS tìm các động từ có trong truyện Lợn cưới áo mới. Ví dụ : khoe, may, đem,mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi,…
HS căn cứ vào đặc điểm của các động từ vừa tìm được để xếp chúng vào loại thích hợp.
2. Chi tiết gây cười của truyện Thói quen dùng từ nằm ở nghĩa của hai từ đưa và cầm. HS tập trung phân tích nghĩa của hai từ này nói chung và trong hoàn cảnh sử dụng ở truyện nói riêng, từ đó sẽ thấy “thói quen dùng từ” của anh chàng bị rơi xuống sông phản ánh tính cách gì của anh ta.
3. HS đọc bảng phân biệt danh từ và động từ sau :
Động từ
– thường giữ chức năng vị ngữ trong câu ;
– kết hợp được với các từ đã, đang, sẽ, cũng,: vẫn, hãy,chớ, đừng,…
Danh từ
– thường làm chủ ngữ trong câu ;
– không kết hợp được với các từ nêu trên, mà kết hợp với tất cả, những, các, mỗi, mọi, từng,…
Sau đó, HS đọc từng câu, xác định những từ in nghiêng là danh từ hay động từ rồi lựa chọn câu trả lời đúng.
4. Dựa vào những nội dung đã vận dụng ở bài tập 3 để xác định danh từ, động từ cho những từ đã cho.
Lưu ý : Các động từ khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về phụ ngữ. Ví dụ :
– Em bé ngủ : Động từ ngủ không cần phụ ngữ đứng sau.
– Bạn Nam thích xem phim : Động từ xem cần có một phụ ngữ đứng sau.
– Em biếu bà em tấm vải : Động từ biếu cần có hai phụ ngữ đứng sau.