Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường

0

Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường

Bài tập
1. Đọc và phân tích các đề văn tự sự ở bài tập 1, trang 119, 5GK.
2. Viết đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ.
3. Viết đoạn văn giới thiệu về một người nào đó.
4. Viết đoạn văn kể về một sự việc có ý nghĩa.
Gợi ý làm bài
1. Phân tích các đề văn tự sự.
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có biết bao chuyện đáng nhớ : chuyện vui, chuyện buồn, chuyện may, chuyện rủi, được khen, bị chê,… miễn là chuyện có ý nghĩa, chuyện đáng nhớ. Chẳng hạn, một lần do quay cóp bài của bạn mà được điểm cao, tuy không bị ai phát hiện, nhưng trong lòng tự thấy xấu hổ, quyết tâm không lặp lại. Hoặc một lần khác đem giấu dép của cô giáo rồi đổ thừa cho bạn khác, khiến bạn ấy bị nghi oan,…
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt
Một chuyện vui sinh hoạt cũng thường gặp trong thời học sinh. Chẳng hạn, một bạn vì hăng hái xung phong lên kể chuyện trước lớp, nhưng do chưa thuộc bài, quên hết, đứng như trời trồng,…
c) Kể về một người bạn mới quen
Thời học sinh, ai cũng có dịp làm quen với những người bạn mới và kể về một người bạn như thế là điều không khó. Bạn ấy là nam hay nữ, tên gì, có đặc điểm gì (cao, thấp, béo, gầy), tính tình thế nào, học tập ra sao, có việc gì đáng kể,…
d) Kể về một cuộc gặp gỡ
Cuộc gặp gỡ (với các anh bộ đội, các anh đoàn viên thanh niên, các bạn thiếu niên vượt khó,…) diễn ra lúc nào, với em, em thu nhận thêm những hiểu biết gì, điều ấy sẽ bổ ích đối với em như thế nào ?…
đ) Kể về những đổi mới ở quê em
Những đổi mới ở quê em (như có điện, có đường, có trường mới, công trình thuỷ lợi,…) đã đem lại thuận lợi, tiến bộ gì cho quê hương ?
e) Kể về thầy (cô) giáo của em
Đó là người thầy (cô) giáo mà em yêu quý. Người đó đã hoặc đang dạy em, đã có sự quan tâm, giúp đỡ em học tập tiến bộ, động viên em phấn đấu vươn lên trong học tập.
g) Kể về một người thân của em
Người thân trong gia đình em như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Chọn người nào có ấn tượng sâu sắc, có sự việc đáng nhớ với em để kể.
2. Cuộc gặp gỡ đó có thể là gặp bạn cũ, gặp người quen, gặp bạn mới, gặp thầy, gặp cô, gặp người lạ,… Điều quan trọng trong đoạn văn này là phải cho biết rõ gặp ai, ở đâu, lúc nào, nhân việc gì, gặp gỡ thế nào. Người ta có thể do đụng xe mà gặp nhau, do nhặt giùm bạn cặp sách đánh rơi mà quen nhau, do cho mượn bút mà biết nhau,… Em hãy chọn kể một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa.
3. Giới thiệu về một người là yêu cầu không thể thiếu trong bài văn tự sự. Trong đoạn văn hãy nói rõ đó là ai, tên gì, trạc tuổi, ấn tượng vê người ấy.
4. Sự việc có ý nghĩa là sự việc tốt hay xấu, khiến em vui hay buồn. Ví dụ, em bỏ quên cặp sách, có người cầm hộ em, đó là việc vui, việc tốt, nói lên người bạn tốt. Có bạn viết bậy vào vở em, đó là việc xấu, bạn ấy thiếu tôn trọng người khác,… Trong đời sống có rất nhiều sự việc như vậy, em hãy chọn một sự việc và kể ra. Nên chú ý kể rõ sự việc xảy ra vào lúc nào, ở đâu, với ai, kết quả thế nào.

Leave a comment