Soạn bài Người lái đò sông Đà (ngắn gọn) – Nguyễn Tuân

0

Câu 1: 

Nguyễn Tuân đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng về sông Đà và Người lái đò sông Đà :

– Tác giả vận dụng nhiều tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau: sử học, địa lí, khoa học quân sự, tri thức võ thuật, hội họa, điêu khắc, âm nhạc… mang lại hiệu quả thẫm mĩ, đem đến ấn tượng mạnh mẽ, bất ngờ cho người đọc về con sông Đà. Từ đó thể hiện sự tài hoa, uyên bác của một cây bút độc đáo.

– Tác giả đã miêu tả sông Đà với tất cả những chi tiết rất cụ thể, sinh động và thực tế.

+ Những đặc điểm của sông Đà: hướng chảy, về địa hế sông nguy hiểm như thế nào, cảnh đẹp trên sông,….

+ Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của con Sông Đà vừa hiểm trở, dữ dội → ghê gớm, khủng khiếp →mạnh mẽ, hoang dã→  mưu mô, xảo quyệt; sự nên thơ trữ tình của dòng sông.

+ Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa con sông, nó như một sinh thể dữ dằn, gào thét với các âm thanh

– Từ việc tác giả miêu tả con sông Đà qua nhiều góc độ quan sát: từ trên cao (máy bay) đến những khoảng cách gần (miêu tả bờ sông, mặt nghềnh, hút nước, âm thanh,…), những cái nhìn khái quát.

–  Tác giả đã quan sát tỉ mỉ để khắc hoạ rõ nét chân dung người lái đò sông Đà: về lai lịch, hình dáng, tâm hồn,..

+ Cuộc chiến giữa người lái đò và con sông

=> Người lái đò trí dũng  – người anh hùng. Sự tài hoa nghệ sĩ trong con người lái đò.

Câu 2: 

Trong thiên tuỳ bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật để khắc hoạ được một cách ấn tượng hình ảnh của con sông Đà hung bạo:

– So sánh độc đáo:

+ “sông Đà như thủy quái khổng lồ nham hiểm gây họa cho con người”;

+ các câu văn miêu tả sông Đà: “vách đá…như một cái yết hầu”;  “…như giếng bê tông sặc nước “ặc ặc”; “lại như cái giếng dầu sôi ùng ục” ; …

+ so sánh phóng đại – âm thanh tiếng thác được động vật hóa thành tiếng gầm trâu mộng

– Nhân hóa khi tả về những trùng vi thạch trận, những luồn tử luôn đổi, lập lờ cạm bẫy gây hại con người

– Nhà văn dùng một ngôn ngữ miêu tả đầy táo bạo để miêu tả:

+ tác giả sử dụng rất nhiều các động từ

+ từ ngữ đặc tả để tả âm thanh thác nước đủ cung bậc

– Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, nhiều thanh trắc liên tiếp khi tả đặc điểm của con sông tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương dồn dập vừa như xô đẩy vừa như hợp

– Liên tưởng độc đáo, bằng kể và tả, kết hợp với các động từ và vận dụng kiến thức uyên thâm của điện ảnh khi miêu tả cảnh hút nước trên sông

– Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc…

=> Tóm lại, bằng các biện pháp nhân hoá, so sánh, tô đậm, phối hợp với việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình, những liên tường kì thú, táo bạo, khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực: nghệ thuật, võ thuật, quân sự những câu văn có sức nén, sức dồn, độ căng, độ giãn đã giúp Nguyễn Tuân khắc họa một cách ấn tượng về một con sông hung bạo.

Câu 3:

Khi miêu tả sông Đà như một dòng chảy trữ tình, cách viết của nhà văn đã thay đổi qua những câu văn miêu tả cảnh sắc ven sông, miêu tả vẻ đẹp của dòng sông. Cách viết cùng giọng điệu trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng:

– Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao:

+ Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc…

=> liên tưởng so sánh độc đáo, đầy ấn tượng. Câu văn mền mại đầy chất thơ, giọng văn sâu lắng trữ tình

+ Màu sắc của làn mây trên sông Đà, sắc nước kì lạ thay đổi theo mùa:

+ Có những quãng ven sông lặng lờ

+ Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ

=> Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng

=> Những dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà của dòng sông Đà được thể hiện bằng:

– Một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, ngôn từ chăm chút, câu, đoạn văn giàu tính nhạc. – Những câu văn cũng mang dáng dấp mềm mại, thanh thoát, êm ả như chính dòng sông.

– Vận dụng so sánh và tưởng tượng, liên tưởng cổ kim thơ phú tự nhiên phù hợp.

Câu 4:

Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:

Đây là cuộc chiến không cân sức:

–  Sông Đà dữ dội và hiểm độc: trùng trùng lớp lớp dàn trận bủa vây; hợp sức nhiều thế lực: sóng, nước, đá, gió,…

– Con người: bé nhỏ, vũ khí chỉ là chiếc cán chèo trên con đò đơn độc. Nhưng luôn có chiến lược cụ thể:

+ nắm chắc từng luồng lạch, ngọn thác, thạo địa hình sông nước: Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá..

– Kết quả trận chiến: con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên.

+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.

+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

=> Hiện lên như một viên tướng tài ba

– Trước thác ghềnh: lạnh lùng, gan góc

– Ung dung, thanh thản: nhớ quê, nhớ tiếng gà gáy: bàn tán về cá anh vũ, cá đầm xanh..

– Ngòi bút Nguyễn Tuân như một máy quay phim ghi lại những trường đoạn hồi hộp, gay cấn, căng thẳng của cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên này.

=> Ca ngợi con người – vẻ đẹp “vàng mười” , đẹp hơn tất cả, quý hơn tất cả. Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng trước sức mạnh hung dữ của thiên nhiên

Câu 5:

Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:

– “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

=> Nhà văn đã dùng cả thị giác và xúc giác để miêu tả, ông miêu tả vách đá vừa bằng con mắt của một họa sĩ vừa bằng sự cảm nhận tinh tế, độc đáo của một nhà văn

– Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, …. với đàn trâu da cháy bùng bùng.

=> nghệ thuật so sánh độc đáo của nhà văn.

– Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

=> tác giả khéo léo sử dụng các động từ mạnh, liên tiế.

– Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc …. nương xuân.

=> Câu văn cũng mang dáng dấp mềm mại, thanh thoát, êm ả như chính dòng sông

Luyện tập:

Câu 2:

Sông Đà dịu dàng, gợi cảm:

     + “Tuôn dài tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…=> liên tưởng so sánh độc đáo, đầy ấn tượng . Câu văn mền mại đầy chất thơ, giọng văn sâu lắng trữ tình

      + Màu sắc của làn mây trên sông Đà, sắc nước kì lạ thay đổi theo mùa => Bức tranh tứ bình của Sông Đà.

  – Nhiều quãng sông đầy chất thơ thấm đẫm không khí Đường thi.

 => + Câu văn cũng mang dáng dấp mềm mại, thanh thoát, êm ả như chính dòng sông.

+ Vận dụng so sánh và tưởng tượng, liên tưởng cổ kim thơ phú tự nhiên phù hợp

=> Tình cảm gắn bó tha thiết với “thứ vàng” sắc màu sông núi của tác giả. Đó cũng là lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh đẹp non sông.

Giaibaitap.me

Leave a comment