Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

0

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Bài tập
1. Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự nào ?
2. Bài tập 3*, phần Luyện tập, trang 43, SGK.
3. Hãy viết một đoạn văn trong đó Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.
4. Câu 5, trang 42, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự thời gian như sau :
– Khi giặc Minh đô hộ nước ta ;

– Buổi đầu, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu ;
– Quá trình Lê Lợi nhận được gươm thần;
– Nghĩa quân Lam Sơn từ khi có gươm thần;
– Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi trả lại gươm ; từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm).          ,
2. Em thử hình dung : Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết có bị thu hẹp lại không ? Lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh đô Thăng Long thể hiện rõ hơn tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân. Thêm nữa, việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của Thăng Long còn dẫn tới việc thay đổi một địa danh : hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Điều đó làm địa danh trở nên thiêng liêng.
3. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :
– Người kể chuyện là Hồ Gươm. Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.
– Không cần kể đầy đủ các chi tiết như văn bản trong SGK. Em tự chọn một số đoạn, một số chi tiết hay, có ý nghĩa để làm nổi bật nội dung, mục đích đoạn văn em định viết.
– Chú ý mối liên hệ, trình tư lôgíc giữa các chi tiết khi viết.
4. Em cần chú ý mấy ý nghĩa có liên quan chặt chẽ với nhau sau đây của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm và phân tích, chứng minh (ngắn gọn) các ý nghĩa này :

– Ý nghĩa đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
– Ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
– Ý nghĩa ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Leave a comment