Bài 1, 2, 3, 4 trang 108 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9
Bài 1, 2, 3, 4 trang 108 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9
Bài 1. Con người đã tác động tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội như thế nào ?
■ Lời giải
Từ khi xuất hiện cho đến nay, con người luôn tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, tuỳ từng thời kì và tương ứng với mức độ phát triển kinh tế – xã hội mà con người tác động tới môi trường tự nhiên có khác nhau về tính chất và quy mô.
Tác động của con người tới môi trường tự nhiên được xem xét trong 3 thời kì:
– Thời kì nguyên thuỷ :
+ Con người hoà đồng với thiên nhiên. Con người đã thừa hưởng các sản phẩm của tự nhiên bằng cách hái lượm và săn bắt động vật hoang dã.
+ Con người đã biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và dồn bắt muông thú. Tác động đáng kể của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên là đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn.
– Thời kì xã hội nông nghiệp :
+ Con người vẫn tiếp tục săn bắt động vật hoang dã nhưng đã biết trồng cây lương thực và biết chăn nuôi.
+ Con người đã chặt phá nhiều cánh rừng tự nhiên lấy đất trồng trọt, chăn nuôi và định cư. Do đó, đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn, làm cho nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kì này đã tạo ra được nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với lợi ích của con người và cũng từ đó đã tạo ra hệ sinh thái trồng trọt.
– Thời kì xã hội công nghiệp :
+ Con người đã chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghiệp khai khoáng phát triển và nền sản xuất nông nghiệp dần được cơ giới hoá…
. + Đồng thời với việc phát triển sản xuất, quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Do đó, con người cũng cần đất đai và đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn và đất đai trồng trọt. Sự chuyển biến này đã tác động không nhỏ tới môi trường : làm giảm sút độ đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên… Tuy vậy, do nhận thức về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người nên trong thời kì này, con người đã và đang có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, khống chê dịch bệnh và tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt…
Bài 2. Tác’động của con người tới môi trường tự nhiên là gì ?
■ Lời giải
– Làm suy thoái môi trường tự nhiên :
Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người có nhiều hoạt động tác động tới môi trường tự nhiên như săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng lấy đất trồng trọt, lấy go, lấy đất để phát triển đô thị, xây dựng nhà máy, khai thác khoáng sản, chiến tranh… Cac hoạt động này đã tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường tự nhiên : mất nhiều loài sinh vật, mất nhiều cánh rừng tự nhiên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật, gây ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, xói mòn… và dẫn tới mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, thay đổi khí hậu của Trái Đất.
– Bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên :
Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, mặc dù con người có nhiều tác động tới môi trường gây nhiều hậu quả xấu nhưng càng ngày con người càng nhận thức rõ ràng vai trò sông còn của môi trường đối với cuộc sống của chính mình nên đã có nhiều hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường :
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : mọi người đều phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.
+ Giảm tỉ lệ sinh để dân số không tăng quá nhanh.
+ Phục hồi và trồng rừng mới đồng thời với việc bảo vệ các cánh rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên tái sinh và không tái sinh).
+ Kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Cải tạo, chọn lọc và tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, phâm chất tốt.
Bài 3. Ô nhiễm môi trường là gì ? Các tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ?
■ Lời giải
– Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
– Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường :
Trong tự nhiên, một số hiện tượng của tự nhiên cũng gây ô nhiễm môi trường như núi lửa phun nham thạch cùng khói và bụi vào môi trường, cháy rừng, động đất. gió bão, lũ lụt và sóng thần cũng gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tuy nhiên, hoạt động của con người là tác nhân chủ yếu gây ô nhiêm mỏi trường đất, nước và không khí:
+ Ô nhiễm do các chất thải (khí cacbon ôxit, lưu huỳnh điôxit, khí cacbônic, khí nitơ điôxit, bụi…) từ hoạt động công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hoá chấtệ..) và sinh hoạt (nấu nướng, sử dụng phương tiện giao thông có động cơ…).
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh) và chất độc hoá học. Các chất độc hại này theo nước mưa ngấm xuống đất, chảy vào ao hồ, sông suối và một phần bốc hơi phát tán vào trong không khí.
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ chủ yếu từ chất thải của việc khai thác, sử dụng chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, nguyên tử… và các vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ này gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn (túi nilon, rác thải, cao su, bông băng dùng trong y tế, sắt thép và các linh kiện điện tử phế thải… ).
+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh chủ yếu do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, xác chết của động vật… không được thu gom và xử lí hợp vệ sinh đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều sinh vật gây hại (giun sán kí sinh, vi khuẩn thương hàn, lị, tả, cúm…) phát triển.
Bài 4. Tại sao con người cần phải bảo vệ và cải tạo môi trườne tự nhiên ? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì ?
■ Lời giải
– Con người phải bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên’vì đó là môi trường sống của con người. Môi trường bị ô nhiễm đã và đang làm suy giảm các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.
– Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường :
+ Hạn chế ô nhiễm không khí: trồng cây gây rừng, tạo nhiều công viên cây xanh trong các khu vực dân cư nhất là trong các thành phố và thị xã để cản bụi, điều hoà khí hậu ; tăng cường sử dụng năng lượng sạch không gây ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và thuỷ triều, sử dụng các thiết bị thu lọc bụi và khí độc trước khi thải ra không khí…
+ Hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật : hạn chế sử dụng và sử dụng hợp lí các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu ; tăng cường trồng rau sạch, sử dụng biện pháp thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng ; sử dụng giống cây trồng sạch bệnh…
+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn : thu gom và xử lí hợp lí các chất thải rắn, trong đó chú ý đến việc tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất, việc chôn lấp không gây ô nhiễm…
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường nước : xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và các khu dân cư để xử lí nước thải trước khi hoà vào dòng nước chung trong các kênh, mương, sông, suối… Việc xử lí nước thải được thực hiện thông qua hệ thống xử lí cơ học, hoá học và sinh học. Bên cạnh đó, cần cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế tới mức thấp nhất chất thải độc hại ra môi trường…
Như vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là việc giáo dục ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường : bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người ở mọi lúc và mọi nơi.