Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan

0

Câu 1 trang 18 SGK GDCD lớp 10

Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan.

Gợi ý làm bài:

Giới tự nhiên là tự có, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Ví dụ : Miền Bắc nước ta có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông rất rõ ràng. Đây là hiện tượng và quy luật vận động tất yếu của thời tiết, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại tuần tự như thế. Vì vậy có thể khẳng định giới tư nhiên tồn tai khách quan.


Câu 2 trang 18 SGK GDCD lớp 10

Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên

Gợi ý làm bài:

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần dần tạo nên mặt xã hội của con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bởi sức mạnh thần bí nào mà “Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên. 

Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hoá lâu dài. Xã hội loài người từ­ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực tần bí nào tạo nên.

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.


Câu 3 trang 18 SGK GDCD lớp 10

Theo em, việc làm nào đúng, việc làm nào là sai trong các câu sau? Vì sao?

a.     Trông cây chắn gió, cát trên bờ biển.

b.     Lấp hết ao, hồ để xây dựng nhà ở.

c.     Thả động vật hoang dã về rừng.

d.     Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu là lấp đi

e.     Trồng rừng đầu nguồn.

Gợi ý làm bài:

a) Trông cây chắn gió, cát trên bờ biển.

–         Đúng. Vì đây là hoạt động tích cực, cải tạo thế giới khách quan.

b) Lấp hết ao, hồ để xây dựng nhà ở.

–         Sai. Vì đây là hoạt động tiêu cực, hủy hoại thế giới khách quan.

c) Thả động vật hoang dã về rừng.

–         Đúng. Vì đây là hoạt động tích cực, con người biết nhận thức tầm quan trọng của động vật tự nhiên.

d) Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu là lấp đi

–         Sai. Đây là hoạt động tiêu cực, hủy hoại đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm.

e) Trồng rừng đầu nguồn.

–         Đúng. Đây là hoạt động tích cực, cải tạo thế giới tự nhiên.


Câu 4 trang 18 SGK GDCD lớp 10

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?

Gợi ý làm bài:

Con người có thể hoàn toàn hạn chế được tác hại của hạn hán lũ lụt.

 Hạn chế bằng cách:

+ Trồng rừng để giữ nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nước

+ Xây hồ chứa và làm thuỷ lợi để điều hoà mức nước.

+ Xây dựng hệ thống đê điều

+ Khai thác triệt để nguồn lợi từ lũ mang lại

 

Giaibaitap.me

Leave a comment