Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 12, 13 SGK Hóa học 12 Nâng cao

0

Bài 1 trang 12 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Hãy chọn nhận định đúng:

A. Lipit là chất béo.

B. Lipit là tên gọi chung của dầu mỡ động, thực vật.

C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.

D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…

Giải

Chọn D

Bài 2 trang 12 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

a) Hãy phân biệt các khái niệm: lipit, chất béo, dầu (ăn), mỡ (ăn).

b) Về mặt hóa học, dầu mỡ ăn khác dầu mỡ bôi trơn và bảo quản máy móc như thế nào?

Giải

a) Phân biệt các khái niệm:

– Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, clorofom, xăng dầu,…Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…hầu hết chúng đều là các este phức tạp.

– Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (thường từ (12C to 24C) ), không phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit. (chất béo là trieste của glixerol với axit béo).

– Dầu ăn là trieste của glixerol với các axit béo không no, thể lỏng.

– Mỡ ăn là trieste của glixerol với các axit béo no, thể rắn.

b) * Dầu mỡ ăn là các trieste của gkixerol với các axit béo.

* Dầu mỡ bôi trơn và bảo quản máy móc chứa chủ yếu là các hiđrocacbon no mạch dài.

Bài 3 trang 12 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Cho bảng số liệu sau:

a) Viết công thức cấu tạo các chất béo nêu trên.

b) Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat (gốc của axit oleic) và gốc linoleat (gốc của axit linoleic) tới 85%, còn lại là gốc stearat và panmitat. Dầu ca cao có hàm lượng gốc stearat và panmitat tới 75%, còn lại là gốc oleat và linoleat. Hỏi dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn, vì sao?

Giải

a) 

b) Dầu hướng dương có nhiệt độ đông đặc thấp hơn vì nó có chứa 85% gốc axit béo không no cao hơn dầu cacao.

Bài 4 trang 13 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

a) Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực?

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.

Giải

a) Thông thường, các chất phân cực tan dễ dàng trong các dung môi phân cực như nước, amoniac lỏng…; ngược lại các chất không phân cực tan dễ dàng trong các dung môi không phân cực như benzen,… Ở phân tử chất béo, các gốc hiđrocacbon rất dài, gồm toàn các nhóm không phân cực, chiếm hầu hết thể tích phân tử. Vì vậy nó không tan trong nước (dung môi phân cực) mà tan trong dung môi hữu cơ không phân cực.

b) Các triglixerit chứa gốc axit béo không no có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các triglixerit chứa gốc axit béo no vì: Ở các gốc axit béo no mạch phân tử gấp khúc một cách đều đặn, đồng nhất nên được sắp xếp chặt khít ở trạng thái rắn. Còn các axit béo không no, do tồn tại cấu hình cis-trans, đặc biệt là cấu hình cis của nối đôi C=C làm mất sự đều đặn, thống nhất, làm giảm sự sắp xếp chặt khít nên thường ở trạng thái lỏng. (Cấu hình trans của các nối đôi C=C ít ảnh hưởng đến sự gấp khúc đồng nhất của phân tử).

Bài 5 trang 13 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Hãy viết phương trình phản ứng của chất béo có công thức cấu tạo như sau:

a) với dung dịch KOH đun nóng.

b) với ({I_2}) dư

c) với (H_2) dư, có (Ni) xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất cao.

Giải

a)

b)

c)

Bài 6 trang 13 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo (nói gọn là trung hòa 1 gam chất béo).

a) Tính chỉ số axit của một chất béo, biết rằng để trung hòa 14 gam chất béo đó cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M.

b) Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6.

Giải

a)

(eqalign{
& {n_{KOH}} = 0,015.0,1 = 0,0015,mol cr
& {m_{KOH}} = 0,0015.56 = 0,084,left( g right) = 84,mg cr} )

Chỉ số axit ({{84} over {14}} = 6) .

b)

(m_{KOH}=5,6.10=56; mg= 0,056; (g)).

(n_{KOH}=)({{0,056} over {56}} = 0,001left( {mol} right) = {n_{NaOH}})

Vậy khối lượng (NaOH) cần thiết là:

({m_{NaOH}} = 0,001.40 = 0,04left( g right))

Giaibaitap.me

Leave a comment