Soạn bài Câu phủ định
Soạn bài Câu phủ định
1. Bài tập 1, trang 53, SGK.
Trả lời:
Trước hết phải căn cứ vào đặc điểm hình thức (từ ngữ phủ định) để biết được câu nào là câu phủ định. Sau đó xét xem trong số những câu phủ định này, câu nào nhằm để phản bác lại một ý kiến, một nhận định trước đó (bao giờ cũng giả định trước đó có một ý kiến, một nhận định ngược lại).
2. Bài tập 2, trang 53 – 54, SGK.
Trả lời:
– Cả 3 câu (a), (b), (c) đều có những từ ngữ phủ định, như không trong (a) và (b), chẳng trong (c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ ngữ phủ định kết hợp với một từ ngữ phủ định khác (như trong (a) : không phải là không) hay kết hợp với một từ ngữ nghi vấn (như trong (c) : ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ ngữ phủ định khác và một từ ngữ bất định (như trong (b) : không aỉ không). Có thể so sánh ý nghĩa của câu Nó không phải là không giỏi với Nó không phải là giỏi để biết được ý nghĩa của câu thứ nhất là khẳng định hay phủ định. Từ đó áp dụng cách làm này đối với những câu khác.
– Những câu không có từ ngừ phủ định mà có ý nghĩa tương đương, ví dụ :
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định).
Có thể so sánh ý nghĩa của 2 câu Nó không phải là không giỏi và Nó giỏi dễ thấy được ý nghĩa của chúng tuy tương đương nhưng không hoàn toàn giống nhau.
3. Bài tập 3, trang 54, SGK.
Trả lời:
So sánh chưa và không để có câu trả lời thích hợp.
Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với một điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. So sánh : Nó chưa đi học nhạc và Nó không đi học nhạc nữa ; Anh ấy chưa lập gia đình và Anh ấy không lập gia đình nữa.
4. Bài tập 4, trang 54, SGK.
Trả lời:
Hãy tìm xem trong những câu này có từ ngữ phủ định không để trả lời câu hỏi thứ nhất. Sau đó hình dung xem chúng có thể được dùng trong những tình huống giao tiếp như thế nào để trả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba.
5. Bài tập 5, trang 54, SGK.
Trả lời:
Phân tích ý nghĩa của từ quên để xét khả năng thay thế nó bằng từ không. Quên ở đây có nghĩa là “không nghĩ đến, không để tâm đến”, về sự khác nhau giữa chưa và chẳng, xem gợi ý ở bài tập 3.
6. Bài tập 6, trang 54, SGK.
7. Tìm câu phủ định và câu kiểu khác được dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định trong những đoạn trích sau :
a) Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) – Tháng này việc của mày bở đấy. Đã hỏi tiền canh đám chưa ?
– Nào ai đã hỏi vào lúc nào dược ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị râ’t chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ? Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)
Giải:
Để biết được trong số những câu không phải là câu phủ định, câu nào dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định thì phải xét xem những câu đó thực sự dùng để làm gì, có thể diễn đạt lại bằng một câu phủ định hay không.
8. Tìm câu phủ định trong đoạn trích sau đây :
Và thế là Điền có bốn cái ghế mây. Điền không biết giá. Nhưng Điền đoán chừng mua mới thì cũng đắt. Bây giờ, có khỉ mỗi chiếc tới ba bốn đồng. Ba bốn đồng một chiếc ! Thế là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Điền cũng chả nhà nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. Vợ Điền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạnh như cái vại lên mặt ghế khiến những sợi may lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu, ngả cái lưng to như lưng trâu tựa vào vành ghế khiến cái vành ghế phải oải hẳn về đằng sau. Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt củng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây !…
(Nam Cao, Trăng sáng)
Trả lời:
Cần dựa vào các dấu hiệu của câu phủ định (chẳng hạn, chứa các từ không, chả,…) để tìm đúng các câu phủ định trong đoạn trích.
Ví dụ : – Điền không biết giá.
9. Đọc ba câu sau đây và cho biết từ phủ định “không phải” có thể đứng ở đâu trong câu tiếng Việt ?
– Không phải ông ấy mua cuốn sách này.
– Ông ấy không mua cuốn sách này.
– Ông ấy mua không phải cuốn sách này.
Giải:
Từ phủ định “không phải” có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu Tiếng Việt.
.com