Soạn bài Câu ghép
Soạn bài Câu ghép
1. Bài tập 1, trang 113, SGK.
Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.
a) Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
– Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Giải:
Bài tập này nhằm mục đích nhận biết câu ghép và hai cách nối các vế câu : có dùng và không dùng từ nối.
a) Đoạn trích này có 4 câu ghép, trong đó có 1 câu nối các vế câu bằng quan hệ từ và 1 câu nối các vế câu bằng cặp từ hồ ứng.
b) Đoạn trích có 2 câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng những từ có tác dụng nối.
c) Đoạn trích có 1 câu ghép.
d) Đoạn trích có 1 câu ghép.
2. Bài tập 2, trang 113, SGK.
Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
a) vì… nên… (hoặc hởi vì… cho nên…; sở dĩ… là vì…) b) nếu… thì … (hoặc hễ… thì …;giá… thì …) c) tuy… nhưng… (hoặc mặc dù… nhưng…) d) không những… mà… (hoặc không chỉ… mà…; chẳng những… mà…)
3. Bài tập 3, trang 113, SGK.
Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau : a) Bỏ bớt một quan hệ từ. b) Đảo lại trật tự các vế câu.
Giải:
Lưu ý : Đối với những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ không những… mà … (hoặc không chỉ… mà … , chẳng những … mà …) không áp dụng các biện pháp bỏ bớt quan hệ từ hoặc đảo trật tự các vế câu được ; đối với những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ sở dĩ… là vì ta chỉ bỏ bớt được sở dĩ và khi đảo trật tự các vế câu thì cần bỏ các quan hệ từ sở dĩ, là.
4. Bài tập 4, trang 114, SGK.
Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây: a) …vừa… đã… (hoặc… mới… đã…; … chưa… đã…) b) … đâu… đấy… (hoặc… nào… nấy…; … sao… vậy…) c) … càng … càng.
Giải:
Cần chú ý là các từ hô ứng đứng ngay trước hoặc sau từ mà nó phụ thuộc. Ví dụ : Người nào làm, người nấy chịu.
5. Bài tập 5, trang 114, SGK.
Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép) : a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn.
6. Trong các câu cho sau đây, câu nào là câu ghép có quan hệ từ nối các về trong câu, câu nào là câu ghép không có quan hệ từ nối các vế trong câu ?
a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng)
b) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
(Sự tích Hồ Gươm)
c) Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sừng giữa mênh mông trời nước.
(Thuý Lan)
Giải:
Trong số 3 câu của bài tập này, có 2 câu ghép chứa quan hệ từ nôi các vế trong câu, có 1 câu ghép không chứa chứa quan hệ từ nối các vế trong câu.
7. Trong bài tập 6, có những quan hệ từ nào được dùng để nối các vế trong câu ghép ? (Chỉ ra từng từ cụ thể, kể cả các từ được dùng hai lần.)
Giải:
Trong các câu ở bài tập 6, có tất cả 3 lần sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu, trong đó có 1 từ được dùng hai lần.