Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Luôn mấy hôm,, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vải củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi :
– Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai lầm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đắng thương ; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên đưực cái chấn đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gẩn như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
Đoạn văn trên có phải ià bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao không ? Vì sao ?
2. Để tóm tắt được một tác phẩm tự sự, cần thực hiện các bước sau đây :
a) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
b) Xác định nội đung chính cần tóm tắt : lựa chọn những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng.
c) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
d) Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Trong bốn bước trên, bước nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
Để tóm tắt được một văn bản tự sự, bốn bước mà SGK đã nêu lên đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới kết quả của văn bản tóm tắt. Nhưng nếu không đọc kĩ tác phẩm để nắm được nội dung chủ đề, nhân vật và sự việc của câu chuyện thì liệu có thể làm tiếp được các bước sau không ?
3. Có bạn tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) như sau :
Sau khi bị trói và hành hạ ở sân đình, đêm ấy anh Dậu ngất đi. Bọn chức dịch khiêng trả anh về nhà. Buổi sáng, chị Dậu chuẩn bị cho chồng mình ăn cháo thì bọn người nhà lí trưởng xông vào bắt anh Dậu di vì tội trốn sưu.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
Những sự việc và nhân vật quan trọng của văn bản trên nêu đã đủ chưa ? Cần phải thêm vào đoạn văn trên sự việc gì nữa để giúp những người chưa đọc văn bản này nắm được nội dung chính của tác phẩm một cách đầy đủ và sáng rõ ?
Trả lời:
Muốn làm tốt được bài tập này, cần đọc kĩ đoạn trích, xem sự việc chính của đoạn trích này là sự việc gì. Sự việc chính ấy đã được thể hiện trong đoạn văn tóm tắt chưa ? Nhan đề Tức nước vờ bờ gợi cho người đọc tìm đúng được các sự việc chính của đoạn trích này.
4. Từ những nhận xét trên, hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ (phần chừ in to) bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.
5. Có ý kiến cho rằng văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không ? Nếu thấy khó thì hãy giải thích vì sao khó tóm tắt.
Trả lời:
Những tác phẩm có cốt truyện hay, có mở đầu, có phát triển và kết thúc rõ ràng ; có sự việc, nhân vật và hành động mạch lạc thường dễ tóm tắt. Những văn bản tự sự giàu chất thơ (truyện ngắn trữ tình), ít sự việc và hành động, ở đó tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật… Những tác phẩm ấy rất khó tóm tắt.
Từ nhận xét trên, em hãy suy nghĩ và đối chiếu với hai văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng để trả lời câu hỏi trong bài tập này.