Soạn văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu điều)

0

Soạn văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu điều)

Câu 1: Điểm nhìn của tác giả
   Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
   Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
– Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
– Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
   Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo”… đúng là thanh sơ.
Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
– Miêu tả trực tiếp:
   + Nước “trong veo”, sóng “gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa vèo” các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
   + Đặc biệt câu kết “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
   Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.
   Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
   Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần “eo” là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.
Câu 5:
   Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
   Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài “Câu cá mùa thu”.
   Thu điếu của Nguyễn Khuyến không chỉ có cái hấp dẫn của một bức tranh làng quê tĩnh mặc, của một tâm sự kín đáo ẩn dấu trong ao-nước-mây-trời mà còn ở thứ ngôn ngữ linh hoạt sắc sảo trầm tích trong mình những biến tấu tinh vi của tâm cảnh. Vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Câu cá mùa thu được thể hiện trên 3 phương diện cơ bản sau:
   Thứ nhất đó là thứ ngôn ngữ có thần. Những từ ngữ như “vèo”, bé tẻo teo, hơi gợn tí, xanh ngắt, đâu đớp động … là thứ ngôn ngữ được chắt lọc “trong bàn tay nhào nặn của người nghệ sỹ ngôn từ”. Ngôn ngữ giản dị nhưng nắm bắt được những chuyển động tế vi của trời đất, lột tả được cái run rẩy của tạo vật khi bước vào thu,. Sự run rẩy của lá (vèo), của sóng (hơi gợn), của mây (lơ lửng)… hợp lưu trong nỗi run rẩy của lòng người để gợi và để cảm về một bức tranh làng cảnh trác tuyệt.
   Thứ hai đó là thứ ngôn ngữ lấy tĩnh chế động, lấy động tả tĩnh thêm vào đó là sự linh hoạt của ngôn ngữ, hư từ hay thực từ đều có hai chức năng vừa vẽ ngoại cảnh vừa khắc họa tâm cảnh.
   Thứ ba đó là việc khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo-teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả

Leave a comment