Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

0

Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

1. Anh (chị) có nhận xét gì về bản tiểu sử tóm tắt dưới đây của một nhà thơ lớn :
R. Ta-go (1861- 1941) là nhà vãn, nhà triết học, nhạc sĩ, hoạ sĩ An Độ, người đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nô-ben năm 1913. Ông sinh ở thành phố Can-cút-ta, trong một gia đình địa chủ giàu có theo đạo Bà La Môn, có văn hoá, thích nghệ thuật và ưa cải cách xã hội. Ta-go du học ở Anh một thời gian ngắn, rồi về quản lí một số đồn điền của bố mẹ, do đó có điều kiện biết rõ nỗi khổ cực của nông dân. Năm 29 tuổi, ông xuất bản tập thơ đầu tay; sau đó viết đủ các thể loại bằng tiếng Ben-gan và tiếng Anh (tất cả khoáng 1000 bài thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, rất nhiều truyện ngắn, tiểu luận, trên 2000 bài hát,…). R. Ta-go mở Trường Xan-ti-ni-kê-tan (Nơi ở thanh bình), sau này trở thành Trường Đại học quốc tế Vi-xva Bha-ra-ti, truyền bá truyền thống Ấn Độ về văn hoá và đức độ. Ta-go còn tích cực hoạt động chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát-xít, chôhg sự bóc lột, nhất là đối với nông dân, chống phân biệt đẳng cấp, dân tộc. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Ta-go đi nhiều nước trên thế giới (châu Âu, Mĩ, Đông Á, có qua Sài Gòn) để truyền bá lí tưởng hoà bình và hoà hợp giữa các dân tộc. Tập “Thư từ nước Nga” phản ánh niềm phấn khỏi của Ta-go khi thấy nhiều lí tưởng của mình được thực hiện ở Liên Xô. Ta-go lên án chủ nghĩa đế quốc trong tập luận văn “Cuộc khủng hoảng của nền văn minh”. Nhờ tính nhân đạo, lòng yêu nước và tình cảm quốc tế, sáng tác của Ta-go có ảnh hưởng lớn đến nền văn học ở Ân Độ và được coi là có đóng góp giá trị vào kho tàng văn hoá và tư tưởng thế giới.
Trả lời:

Bản tiểu sử tóm tắt trên đã giúp người đọc hiểu được những nét chính về cuộc đời, tư tưởng và thành tựu hoạt động nhiều mặt của R. Ta-go. Thế nhưng, nếu xác định mục đích chính là giới thiệu về một nhà thơ lớn thì bản tiểu sử còn chưa làm hiện lên trước người đọc gương mặt nổi bật của R. Ta-go trong tư cách một nhà thơ vĩ đại, một tác gia văn học lớn của Ấn Độ và thế giới.

Có thể bổ sung và trình bày lại bản tiểu sử tóm tắt đó như sau :
R. Ta-go (1861- 1941) là nhà văn, nhà triết học, nhạc sĩ, hoạ sĩ Ấn Độ, người đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học vào năm 1913. Ông sinh ở thành phố Can-cút-ta, trong một gia đình địa chủ giàu có theo đạo Bà La Môn, có văn hoá, thích nghệ thuật và ưa cải cách xã hội. Ta-go du học ở Anh một thời gian ngắn, rồi về quản lí một số đồn điền của bố mẹ, do đó có điều kiện biết rõ nổi khổ cực của nông dân. Năm 29 tuổi, ông xuất bản tập thơ đầu tay; sau đó viết đủ các thể loại bằng tiếng Ben-gan và tiếng Anh. R. Ta-go mở Trường Xan-ti-ni-kẽ-tan (Nơi ở thanh bình), sau này trở thành Trường Đại học quốc tế Vi-xva Bha-ra-ti, truyền bá truyền thống Ân Độ về văn hoá và đức độ.
Ta-go là người không thờ ơ với những vấn đề chính trị và xã hội. Ông luôn tích cực hoạt động chống chú nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát-xít, chống sự bóc lột, nhất là đối với nông dân, chống phân biệt đẳng cấp, dân tộc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Ta-go đi nhiều nước trên thế giói (châu Âu, Mĩ, Đông Á, có qua Sài Gòn) đề truyền bá lí tưởng hoà bình và hoà họp giữa các dân tộc. Tập “Thư từ nước Nga” phản ánh niềm phấn khởi của Ta-go khi thấy nhiều lí tưởng của mình được thực hiện ở Liên Xô. Mấy tháng trước khi mất, ông còn lên án chủ nghĩa đế quốc trong tập luận vãn “Cuộc khủng hoảng của nền văn minh’’.
Ta-go là nhà văn viết tiếng Ben-gan lớn nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với văn học của Ân Độ và Băng-la-đét. Ông đã để lại 52 tập thơ; 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết; rất nhiều truyện ngắn, tiểu luận, bài hát, bức tranh. Cuốn tiểu thuyết “Gô-ra”, miêu tá những mâu thuẫn nội bộ của gia đình tư sán ở Can-cút-ta và cuộc đấu tranh chống thực dân, được coi là một kiệt tác. Nhưng cống hiến lớn lao nhất của Ta-go cho văn học vẫn là thơ, với những tập thơ nổi tiếng như “Thiên nga”, “Người làm vườĩi ”, “Mùa hái quả”, và đặc biệt là “Thơ Dâng”, tập thơ được thế giới đánh giá là một kì công của văn học Ân Độ và đã đem lại cho Ta-go Giải thưởng Nô-ben.
Nhờ những đóng góp lớn lao – và lớn lao hon cả là về vãn học – mà Ta-go đã được xưng tụng là “người thầy vĩ đại”, đồng thời là “người lính gác vĩ đại” của đất nước và nhân dân Án Độ.
(Tổng hợp từ Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1982 ; Từ điển văn học (bộ mới), Sđd)
2. Viết một bản tiểu sử tóm tắt dài khoảng 15 dòng và một bản tiểu sử tóm tắt khác dài khoảng 30 dòng (đối tượng không nhất thiết phải được học trong chương trình hoặc là một nhà văn).
Trả lời: 
Tham khảo các bản tiểu sử tóm tắt sau đây:
a) Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, tên hiệu là Đông Dã Tiều, người xã Đan Loan, huyện Đường An, nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Ông sinh vào cuối đòi Cảnh Hưng, trong nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Ông học rộng nhưng chỉ đỗ tú tài. Năm 1821, vua Minh Mạng ra Bắc tuần, nghe tiếng vòi ông cho làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông từ chức. Năm 1826, Minh Mạng lại triệu ông cho làm Thừa chỉ Viện Hàn lâm và Quốc tử giám tế tửu. Năm sau ông xin nghỉ dưỡng bệnh và từ chức. Sau đó, ông một lần nữa trở lại làm quan, được thăng Thị giảng học sĩ. Phạm Đình Hổ mất năm 1839.
Các tác phẩm chính của ông đều viết bằng chữ Hán, bao gồm : “Lê triều hội điển ”, “Banggiao điển lệ”, “An Nam chí”, “ô Châu lục”; “Kiền khôn nhất lãm”, “Ai Lao sứ trình”, “Hi kinh trắc lãi”, “Nhật dụng thường đàm” và nổi tiếng hơn cả là “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong mưa), một tác phẩm đặc sắc, phản ánh được cả một chặng đường lịch sử của xã hội phong kiến suy tàn.
(Theo Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, NXB Trẻ và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1989)
b) G.Đi-mi-tơ-rốp, nhà cách mạng lỗi lạc người Bun-ga-ri, sinh ngày 18- 6 -1882 trong một gia đình công nhân. Năm 12 tuổi, Đi-mi-tơ-rốp phải rời ghế nhà trường để làm công nhân xưởng in, 15 tuổi bắt đầu hoạt động cách mạng, 18 tuổi là Thư kí công đoàn công nhân ấn loát Xô-phi-a.
Năm 1902, Đi-mi-tơ-rốp gia nhập Đảng Xã hội dân chủ Bun-ga-ri. Khi đảng này phân liệt năm 1903, ông đứng hẳn về phái cách mạng mác xít của những người xã hội chủ nghĩa cánh tả – phái này đến năm 1919 đổi tên thành Đảng Cộng sản Bun-ga-ri và gia nhập Quốc tế Cộng sản. Năm 1913, ông ỉà đại biểu công nhân Bun-ga-ri đầu tiên trúng cử vào Nghị viện, đồng thòi có chân trong Hội đồng thành phốXô-phi-a. Trong những bài diễn văn điều trần, những cuộc tranh luận nảy lửa ở Nghị viện và Hội đồng thành phố, ông luôn tích cực bênh vực quyền lợi của người lao động. Bọn phản động thù ghét ông, nhiều lần tìm cách vu cáo, giam giữ, thậm chí âm mưu ám sát ông. Tháng 9 -1923, cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Bun-ga-ri do Đi-mi-tơ-rốp lãnh đạo nổ ra, nhưng thất bại. Ông bị toà án phát-xít Bun-ga-ri hai lần kết án tử hình vắng mặt vào các năm 1923 và 1926.
Từ năm 1923, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng 9, Đi-mi-tơ-rốp ra nước .ngoài, hoạt động trong Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Năm 1933, ông bị phát-xít Đức bắt và buộc tội ông tổ chức đốt toà nhà Quốc hội ở Béc-lin, với mục đích thâm độc là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phong trào công nhân và các lực lượng đối lập khác. Tại phiên toà ở Lai-xích, phiên toà chính trị lớn nhất của thế kỉ XX, bằng tinh thần bất khuất, dũng khí tiến công và tài năng hùng biện, Đi-mi-tơ-rốp đã chiến thắng oanh liệt. Ảm mưu của bọn phát-xít hoàn toàn thất bại và chúng buộc phải trả lại tự do cho ông. Phiên toà Lai-xích là một minh chứng hùng hồn cho khí tiết của người cách mạng; tại đó, “con người đơn độc Đi-mi-tơ-rốp không có gì ngoài lời nói của mình, lòng dũng cảm của mình, niềm xác tín của mình” đã làm cho “những tên độc tài Đức, răng nghiến ken két, vẫn phải cảm thấy rằng con người tưởng chừng không tránh khỏi cái chết này mạnh hon tất cả bộ máy chính quyền của chúng’.
Sau phiên toà Lai-xích, Đi-mi-tơ-rốp sang Liên Xô hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, tham gia tích cực vào công cuộc thành lập Mặt trận nhân dãn thế giói chống phát-xít. Năm 1935, Đi-mi-tơ-rốp được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11- 1945, Đi-mi-tơ-rốp về nước. Từ năm 1946, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Bun-ga-ri.
Ngày 2 – 7- 1949, Đi-mi-tơ-rốp từ trần, sau một thòi gian lâm bệnh nặng.
(Theo Đi-mi-tơ-rốp và vụ án Lai-xích, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003)
3. Viết bản tiểu sử tóm tắt của một người mà anh (chị) hiểu rõ và yêu quý.

Leave a comment