Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
1. Với những thắng lợi vang dội của Liên Xô và các lực lượng cách mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều nước từ châu Âu tới châu Á và lan sang khu vực Mĩ La-tinh. Trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế, có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình phát triển của thế giới. Nhưng vì phạm phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Đó là một tổn thất nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), là sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Ngày nay, các nước Á – Phi – Mĩ La-tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trong trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi giành được độc lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nước Á-Phi – Mĩ La-tinh đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN…3. Sau khi phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế (một phần quan trọng là nhờ áp dụng những tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật), tiêu biểu như các nước Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức. Nét nổi bật của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau năm 1945 là Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới nhưng Mĩ cũng phải chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). Cũng từ sau năm 1945, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, biểu hiện là sự ra đời của khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hơn 40 năm qua – ngày nay là Liên minh châu Âu (EU), Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.4. Về quan hệ quốc tế, sau năm 1945, là sự xác lập trật tự thế giới hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe và trong tình trạng đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là Chiến tranh lạnh. Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh1989). Về cơ bản, nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn vá đối thoại.5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa cực kì to lớn, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng sống của con người. Hơn nữa, có thể nói việc khai thác và áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật còn liên quan tới vận mệnh phát triển của đất nước như lịch sử đã từng chứng tỏ.