Nguyễn Đình Thi nhận xét: Nếu được dùng đến chữ “hóa công” thì có thể gọi người viết tiểu thuyết là một “hóa công” nhỏ, viết tiểu thuyết là sáng tạo ra một thế giới. Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

0


1. Giải thích

– Lời bàn của Nguyễn Đình Thi đã đánh giá rất cao nhưng rất chân thực về công việc viết tiểu thuyết.

– “Hóa công”: Hiểu theo quan niệm thông thường là cách gọi đấng siêu nhiên, thần thánh đã sáng tạo ra thế giới tự nhiên. Cách gọi này thường gắn với đời sống tâm linh, thể hiện thái độ tôn kính, ngưỡng mộ.

– Theo cách nói của Nguyễn Đình Thi, “hóa công” nhỏ là để chỉ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trong trong mồi tiểu thuyết. Đây là cách so sánh mới lạ, độc đáo mà chính xác đổi với những đóng góp cùa người nghệ sĩ chân chính.

– Nếu coi người viết tiểu thuyết là một “hóa công” nhỏ thì thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ ấy sáng tạo ra xứng đáng là một thể giới thu nhỏ. Bởi vì, tiểu thuyết là một loại hình tự sự phản ánh thế giới khách quan trên bình diện rộng. Thế giới của tiểu thuyết càng phong phú, càng chân thực thì tài năng của nhà văn càng rõ nét.

=> Lời nhận định của Nguyền Đình Thi đã khái quát một quy luật sáng tạo nghệ thuật: người viết tiểu thuyết từ những quan sát. trải nghiệm thực tế, đưa vào tác phẩm của mình mô hình thu nhỏ của thế giới khách quan. Đó chính là yêu cầu sáng tạo nghệ thuật chân chính.

2. Chứng minh và bình luận

a. Khái quát về tiểu thuyết số đỏ và tài năng của một bậc “hóa công” Vũ Trọng Phụng.

– Số đỏ là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện thực 1930 – 1945, tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của tiểu thuyết gia Vũ Trọng Phụng.

– Tiểu thuyết Số đỏ là một mô hình thu nhỏ đầy đủ, sống động về thực trạng đời sống xã hội thành thị tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX với tất cả những mặt lố lăng, kệch cỡm: nhân vật của tác phẩm là tầng lóp tư sản thành thị vói lối sống già dối, suy đồi một xã hội chó đểu, vô nghĩa lí.

– Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ bàn tay của một đấng “hóa công” khi xây dựng thế giới tiểu thuyết đồ sộ với hon 30 nhân vật, vô số hành động, các mâu thuẫn trào phúng được khai thác triệt để để phục vụ mục đích phê phán, tố cáo cái thực trạng xã hội thối nát, giả dối ấy.

b. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích chương XV của tiểu thuyết, giống như một phân cảnh nhỏ trong chuỗi dài tấn hài kịch mà Vũ Trọng Phụng xây dựng

– Đoạn trích là sân khấu hài kịch mà tất cả các nhân vật đều có đất diễn, thậm chí diễn rất đạt vai trò của mình. Đám tang cụ cố tổ là cơ hội phô diễn lố bịch của đám con cháu, bạn bè, là nơi diễn ra cuộc doanh thương bẩn thỉu của đám người hám danh lợi. (Chứng minh màn hài kịch của cô Tuyết, cậu Tú Tân, nhất là cuộc mua bán của ông Phán mọc sừng với Xuân tóc đỏ…).

– Đoạn trích chỉ nằm trong một phần cùa toàn bộ chương tiểu thuyết nhưng có khả năng khái quát, tổng hợp hiện thực ở quy mô lớn: cả xã hội thành thị đều có mặt đầy đủ ở đám tang với đầy đủ hạng người, dáng vẻ. (Chứng minh hình ảnh những người trong đám tang: ngoài những người trong gia đình cùa cụ cố Hồng còn có đù đảm giai thanh và gái lịch, những vị tai to mặt lớn với đù loại huy chương, huân chương nhưng tất cả đều là những kẻ đạo đức giả, vô văn hóa…).

– Những chân dung trào phúng mà Vũ Trọng Phụng tạo ra rất riêng nhưng vẫn có tầm phổ quát. (Chứng minh qua nhân vật cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ và ông Phán mọc sùng…).

– Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: nghệ thuật trào phúng bậc thầy, bút pháp cường điệu, phóng đại, giọng điệu linh hoạt, thủ pháp điện ảnh…

3. Đánh giá

– Vũ Trọng Phụng đã đóng góp lớn lao vào việc hình thành và phát triển nền tiểu thuyết hiện đại. Ông tùng phát biểu tiểu thuyết phải là “sự thực ở đời”.

– Từ lời bàn của Nguyễn Đinh Thi đặt ra yêu cầu đối với người viết tiểu thuyết và bài học tiếp nhận vẻ đẹp của thế giới nghệ thuật được tạo lập trong tiểu thuyết: không sao chép hiện thực, phản ảnh cuộc sống một chiều mà người nghệ sĩ phải luôn trăn trở, không ngừng sáng tạo, đổi mới để hiện thực cuộc sống tuy rộng lớn, bao quát nhưng không trùng lặp.

Leave a comment