Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận xét sau đây của nhà văn Pháp G.Đuy-a-men

0

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận xét sau đây của nhà văn Pháp G.Đuy-a-men: Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà chủ yếu hơn là giúp chúng ta nhận

1. Mở bài

– Sách vở là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sổng con người. Nhưng có nhiều loại sách vở khác nhau. Mỗi loại sách đều mang đến cho người đọc những hiểu biết nhất định về các vấn đề xã hội.

– Trong các loại sách ấy, một loại sách có tác dụng bồi bổ tinh thần con người vô cùng quí giá, ấy chính là sách văn học. Khi bàn về sách văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, nhà văn Pháp G.Đuy-a-men nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thủ là tiểu thuyết không chi mua vui cho chúng ta, mà chủ yếu hơn là giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới”.

2. Thân bài

2.1. Giải thích câu nói

– Một cuốn tiểu thuyết thực sự hứng thú: là một cuốn tiểu thuyết hay, có giá trị về nhiều mặt, cả nội dung lẫn hình thức phản ánh.

+ Cuốn tiểu thuyết đó sẽ mang lại cho độc giả nhiều niềm vui, giải tỏa những ức chế trong cuộc sống đời thường.

+ Độc giả sẽ có những khoảnh khắc cùng sống với nhân vật, cùng chia ngọt sẻ bùi hay phiêu lưu cùng nhân vật, chìm đắm trong suy tư, trăn trở cùng nhân vật.

– Một cuốn tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới: có nghĩa là cuốn sách không chỉ giúp con người thư giãn đầu óc mà còn đem lại cho con người những hiểu biết mới.

2.2. Bàn luận và chứng minh

– Sách đem đến cho người đọc những tri thức về lịch sử: mỗi tác phẩm văn học đều là sản phẩm của một thời kì lịch sử nhất định, qua đó chúng ta hiểu hon về thời đại đó. Một tiểu thuyết không thể thay thế một cuốn sách lịch sử viết về cùng thời đại đó nhưng nếu những biến cố lịch sử được thể hiện dưới ngòi bút của các tác gia văn học thì sự kiện đó sống động hon nhiều (Ví dụ: Hoàng Lê nhất thống chí).

– Trong mỗi tiểu thuyết nói riêng, mỗi tác phẩm văn học chân chính nói chung, ta gặp những chân lí cuộc đời, nhũng lẽ sống, tình người cao đẹp, những giá trị này có khả năng nâng đỡ tinh thần con người, tạo ra thế đứng mới và cách úng xử thẩm mĩ mới của con người.

+ Trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải, ta rút được một chân lí của cuộc sống: Ở đời này không có con đường cùng… bước qua ranh giới ấy.

+ Những tác phẩm của Nam Cao thấy được lẽ sống của tình thương: Đời thừa “Kẻ mạnh không phải… trên đôi vai mình”, truyện Lão Hạc,..

– Các kiến giả mà nhà văn đưa ra liên quan tới số phận của các nhân vật trong câu chuyện được kể, đó là những tri thức của cuộc sống, là vốn sống giúp chúng ta trả lời những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của bản thân.

3. Kết bài

– Phải tạo thói quen đọc sách, coi sách vở là người bạn đồng hành lí tưởng, người thầy dẫn dắt trên con đường mình đi tới.

– Đọc sách, phải có sự suy nghĩ, chọn lọc.

Leave a comment