Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

0

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:

Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai xanh biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

(Trích Bên kia sông Đuống- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2016, trang 72)

Chắc chắn mồi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về, để thương để nhớ. Và Hoàng cầm cũng vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia sông Đuống. Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó. Và rồi, nhà thơ đã cho ra đời thi phẩm Bên kia sông Đuống.

Bài thơ ra đời vào một đêm tháng 4 – 1948 khi Hoàng cầm nghe kể về quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp. Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông. Đứng bên này sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia sông Đuống, mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng. Một dòng sông mà giờ đây đôi bờ cách biệt. Hồn thơ ấy đến nay vẫn còn được vang mãi trong bài thơ Bên kia sông Đuống. Thật vậy chính bài thơ ấy đã thể hiện một cách đầy đủ và rõ nhất những tâm tư tình cảm yêu nước căm thù giặc của nhà thơ. Đặc biệt trong đoạn đầu bài thơ này tác giả thể hiện một cách khái quát nỗi xót xa của tâm trạng mình khi biết bên kia sông Đuống – quê hương mình, mẹ già, vợ con mình đang phải chịu những sự khổ cực lầm than nhất:

Em ơi! Buồn làm chi

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Hai tiếng quê hương cất lên trong cõi sâu kín nhất của tâm linh Hoàng cầm không chỉ gợi dậy một nỗi nhớ thương mênh mang, thổn thức, một tình yêu sâu nặng, khôn cùng mà còn vang động một nỗi niềm tự hào, say đắm. Bởi đó là miền quê của những tiếng hát lời hẹn hò ngọt ngào, mê mải, của những nét vẽ trong sáng, rạng ngời, của những con người hồn hậu, thân thương.

Đi vào những vần thơ hay chính là những dòng tâm sự của Hoàng cầm ông bày tỏ luôn những tâm trạng và sự xót xa của mình qua tiếng gọi tha thiết “Em ơi!”. Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi:

Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống.

“Em” ở đây là một nhân vật phiếm chỉ. Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ. Trong thơ Hoàng cầm ta thường gặp một nhân vật em như vậy, bởi đó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thành nhất. Tâm trạng ấy dồn nén và muốn bộc lộ luôn ngay trên những dòng thơ đầu tiên của bài. Nó càng thể hiện sự đau xót của bản thân tác giả lớn đến như thế nào. Nỗi đau đớn xót xa ấy không thể kìm nén được trào dâng. Tiếng gọi “em ơi” cùng với xưng hô “anh” nó là lối xưng hô được thể hiện trong nhiều bài thơ từ ca dao tình nghĩa cho đến thơ hiện đại như bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Lối xưng ấy có hiệu quả nhất định, nó thể hiện sự gần gũi bởi khi người ta yêu nhau thì không còn gì khó nói nữa. Thế nhưng nếu ca dao thắm thiết ngọt ngào qua những dòng thơ đầy ẩn ý, nếu Nguyễn Khoa Điềm dùng lối xưng hô ấy thầm thì như những lời thủ thỉ trong tình yêu khiến cho hình ảnh đất nước càng gần gũi thân thiết thì Hoàng cầm lại dùng nó để thể hiện nỗi xót xa trong lòng mình. Tiếng gọi tha thiết ấy như mang đến chúng ta những tình cảm Hoàng Cầm đang cất giữ trong lòng. Và lời an ủi đưa em về sóng Đuổng thực chất chỉ diễn ra trong hoài niệm của nhà thơ. Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại. Hình ảnh ngày xưa cát trắng phẳng lì thể hiện sự nhớ nhung đến sông Đuống những ngày quân giặc kia chưa đến. Dòng thơ đầu chỉ gồm năm tiếng nhưng đều là những tiếng mang thanh bằng, đủ sức gợi ra một cảm giác thật mênh mang. Cảm giác mênh mang rồi sẽ được mở rộng ra hơn nữa trong dòng thơ thứ hai với số thanh bằng chiếm đến năm trong sáu chữ của dòng thơ.

Sang đến những câu thơ sau tác giả thể hiện rõ hơn những tâm trạng của mình qua việc nhắc đến con sông Đuống với những hình ảnh thật sự rất đẹp và hào hùng. Hình ảnh con sông Đuống mới hiện ra, nhưng vẫn còn mơ màng trên hành trình của tình yêu. Vì thế dòng sông ấy cũng mới chỉ hiện lên với hình ảnh của một bờ cát, một bờ bãi ven sông. Nhưng đó là bờ cát trắng “phang lì” để gợi ra một không gian xa rộng, kết hợp với ý niệm về một thời gian xa rộng mà nhà thơ đã viết ở đầu câu với toàn thanh bằng – “ngày xưa”. Và câu thơ cứ ngân nga. Những dòng thơ cứ làm cho chúng ta nhớ tới một tứ thơ rất tinh tế và gợi cảm trong Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị:

Bản đàn mấy tiếng thoảng qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.

Ba câu thơ đầu như mấy tiếng dạo đàn, chưa nói lên cái gì cụ thể nhưng vẫn có thể làm xao xuyến lên một tình cảm gì thật đẹp đẽ, nhớ thương. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh dòng sông Đuống mới thực sự hiện lên. Nhưng ngay cả đến khổ thơ này, dòng sông ấy dường như chảy về từ đâu đó trong cõi xa mờ, trong cõi nhớ:

Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai xanh biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Chúng ta cảm thấy dòng sông như cứ gần dần lại, hiện rõ dần lên và mỗi lúc một thêm huyền ảo, say đắm. Rất có thể là để nương theo trình tự ấy, nhà thơ mới để dòng sông Đuống hiện lên trong ấn tượng về một dáng trôi êm ả, được làm nên rất nhiều từ ba thanh ngang trong một dòng thơ chỉ gồm bốn chữ: Sông Đuống trôi di. Và đến khi chúng ta đã thấm thìa đến tận cùng sự trôi êm ả về một chân trời nào xa tap thì con sông mới hiện lên trong câu thơ thứ hai của khổ thơ với nhiều ánh sáng hơn, trong một cảm giác rõ ràng hơn mà cũng lung linh hơn: Một dòng lấp lánh, vẻ đẹp của con sông Đuống, hàng ngàn năm qua nó vẫn soi mình lấp lánh, nhân dân hai bên bờ sống nhờ nguồn nước của nó. Những buổi bình minh nắng chiếu đẹp dòng sông cũng như góp phần cho cảnh đất nước quê hương mình đẹp lên khi soi mình qua nắng để lấp lánh vỗ về hai bên bờ. Không chì ánh nắng ban ngày mà khi về đêm con sông ấy cũng hiền hòa soi mình dưới ánh trăng khiến dòng nước ấy như nhuộm màu vàng bạc. Thật vậy con sông ấy còn quý giá hơn vàng bạc ấy chứ, bời nó nằm đây biết bao nhiêu đời này gắn bó với nhân dân nó không chỉ là nguồn sống vật chất mà nó còn là linh hồn của những con người Kinh Bắc.

Sự lấp lánh được làm hiện ra không chỉ từ dáng êm trôi của dòng sông mà còn từ kí ức thân thương của nỗi nhớ. Trong kết cấu chung, hai câu thơ thứ tư và năm của bài thơ được viết ra như một sự tạo đà để mạch thơ tràn đổ xuống dòng thơ thứ sáu:

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Câu thơ thứ sáu sẽ không thể hay đến thế nếu không được chuẩn bị từ những câu thơ trên, bởi nó đã tiếp được những gì mà những câu thơ trên đó đã gợi ra để đưa thơ đến một miền khác kì lạ hơn, đẹp đẽ hơn. Câu thơ bẳt đầu bằng ba chữ “nằm nghiêng nghiêng”, làm cho hình ảnh dòng sông Đuống hiện lên không như một vật thể vô tri mà có dáng vẻ, có sinh khí, linh hồn như hình ảnh một con người. Những chữ ấy đủ rõ để trở thành một hình ảnh nhưng cũng đủ không rõ để giữ xúc cảm thơ trong sự thơ mộng, mơ màng. Vì the nhà thơ đã không viết “nằm nghiêng” mà phải láy lại chừ “nghiêng” ấy một lần nữa để hình ảnh con sông mờ nhòa đi, nhưng nhờ đó mà lung linh hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng cái thú của câu thơ không chi năm ở những chữ đầu câu mà còn thấy trong sự kết hợp thú vị giữa ba chữ đầu câu với năm chữ đứng đàng sau đó: trong khảng chiến trường kì. Sự kết hợp bất ngờ ấy làm cho ý niệm không gian nằm nghiêng nghiêng chợt hòa vào trong ý niệm về thời gian, cái dài của dòng sông như được hòa vào độ dài của năm tháng để tôn nhau lên, làm cho nhau càng trở nên kì diệu. Nhờ kết hợp ấy, người đọc thơ có cảm giác dòng sông Đuống lung linh, nghiêng trôi không chỉ trong ngoại giới mà cả trong nồi nhớ nhung, cả trong tâm tưởng. Dòng sông ấy làm cho cuộc kháng chiến trở nên thi vị hơn và cuộc kháng chiến trường kì cũng làm cho dòng sông mang vẻ thời đại, chất trữ tình mà trước đó ít thấy ở những dòng thơ khác.

Trong xúc động của nhà thơ, vùng đất ấy được nói đến như một miền quê tràn ngập màu xanh của sự sống. Hai bên bờ những bãi mía. nương dâu kia hiện lên thật đẹp với màu xanh của Ngàn dãn xanh ngắt một màu (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm). Rồi lại ngô khoai xanh biếc nữa. Phải như thể. Hoàng cầm mới đặt trong câu thơ đầu tiên của khổ thơ một màu “xanh” và câu thứ hai một sắc “biếc”. Nhà thơ sẽ không nói đến bên kia sông Đuống như là một mảnh đất đau khổ giống như nước mặn đồng chua hay đất cày lên sỏi đá. Đó phải là vẻ đẹp của dâu mía, ngô khoai, của sự thanh bình êm ả. Không thể không chú ý ràng trong khô thơ, Hoàng Cầm sẽ không chỉ nói đến “xanh” mà là “xanh xanh”, không chì là “biếc” mà là “biêng biếc” làm cho cảnh sắc bên kia sông Đuống trở nên xa mờ hơn, giăng ra mênh mang hơn, và nhất là đắm đuối hơn. Đó là xúc cảm cùa quê hương được thốt lên bởi một trái tim yêu thương tha thiết.

Đang êm ả là thế, bồng xuất hiện một sự thay đổi đột ngột không ngờ. Không chỉ là sự chuyển đổi cảnh vật sang tình mà còn là sự thay đổi từ một cảm giác êm đềm trong niềm vui sống bỗng chuyển thành một sự đớn đau. Tả cảnh như vậy đến cuôi cùng nhà thơ cât lên những tiếng xót xa rơi rụng cả bàn tay, chính cái cảnh đẹp hiển nhiên ấy khiến cho nhà thơ âu lo những bom đạn kia sẽ phá hủy đi những gì đẹp đẽ của quê hương mình:

Đứng bên này sống sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Hai câu thơ trên còn viết về những gì mà nhà thơ nhìn thấy trong hoàn cảnh, thì hai câu sau bỗng chuyển thành một tâm trạng rất mạnh mẽ nhưng không thể cắt nghĩa được ở nội tâm. Vì thế mỗi câu thơ xuất hiện một chữ “sao” quặn thắt, một câu hỏi không thể trả lời. Tình cảm trong hai câu thơ ấy có sự chuyển biến khác nhau. Câu thơ trên như vút lên trong một nỗi nhớ thương bởi những thanh sắc ở cuối câu và cảm giác da diết của tấm lòng thương nhớ ấy quyện mãi vào lòng người. Xúc cảm không thể tan đi, một phần không nhỏ là nhờ khuôn vần “nhớ tiếc” với “biêng biếc” ở trên.

Câu thơ cuối đoạn còn bắt đầu bang một phụ âm “xót” tung ra liên tiếp – “sao xót xa”. Sao xót xa như rụng hàn tay. sau chữ “như” ấy, âm thanh trầm hẳn xuống trong thanh nặng ở giữa những chữ phần lớn là thanh cao. Người đọc nhận ra cảm giác rụng rời không chỉ ở trên ý nghĩa cùa lời chữ mà như cảm thấy bàng chính sự biến đổi của âm thanh. Nghệ thuật so sánh thật đặc sắc đã làm cho ta thấy được nỗi lòng của tác giả. Nhìn cảnh quê hương đang bị tàn phá, ngẫm đến cảnh mẹ già, vợ con mình tác già đau xót như mất đi cánh tay của mình vậy. Và cảm giác “rụng” đi trong xúc động của nhà thơ lại là sự rụng mất của “bàn tay”. Nỗi đau tâm hồn ấy không chỉ ngấm trong tim nữa mà nó còn lan ra khắp cơ thể. Nhà thơ sững sờ, ngơ ngác trong một nỗi đau còn mãi, nỗi tiếc thương như là một điều chưa thể giải được.

Nét đặc sắc của khổ thơ bình giảng trong bài thơ Bên kia sông Đuẻng là tác giả đã tạo nên được một nhạc điệu khá độc đáo: vừa dạt dào tuôn chảy, vừa trầm buồn. Trên nền nhạc buồn ấy, cái hồn của quê hương đất nước xứ sở cứ phảng phất lắng đọng trong mỗi dòng chữ, hình ảnh thơ. Qua đây ta thấy yêu mến thêm nhà thơ Hoàng cầm và những con người Kinh Bắc không những hát hay ngọt ngào với những làn điệu quan họ mộc mạc trữ tình mà còn có một tấm lòng yêu thương quê hương đất nước.

Dẫu thời gian có làm cho sự vật đổi thay thì đến với sông Đuống hiện nay chúng ta vẫn thấy được một màu xanh của những bãi mía nương dâu. Có thể nói, đoạn thơ trên là một mảnh hồn của Hoàng cầm về quê hương – đất nước. Cả một đời thơ, dường như “về Kinh Bắc” bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất với Hoàng cầm. Và một khi đã cảm nhận được chiều sâu hồn quê Kinh Bắc cũng là khi nhà thơ thấu hiểu sâu đậm hơn vẻ đẹp tâm hồn và màu sắc dân tộc. Vì thế bài thơ chỉ viết về một vùng quê rất riêng: quê hương Kinh Bắc nhưng vẫn có thể khơi dậy trong trái tim hàng triệu người Việt Nam tình yêu nước Việt muôn đời.

Leave a comment