Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên

0

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thực sảng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà.

(Đi trên mảnh đất này – Huy Cận)

Vút cao và tâm tình đến thế! Những câu thơ của Huy Cận nghe vang vọng trong tâm trí, dắt nẻo hồn ta nghĩ đến đất nước và con người Việt Nam.

Qua biết bao phong ba bão táp lịch sử, dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa. Bên cạnh ý chí độc lập dân tộc, bao giờ cũng sẵn sàng giáng những đòn sấm sét vào đầu kẻ thù, chúng ta còn có một tấm lòng yêu thiên nhiên và con người, tấm lòng yêu này tiếp thêm sức mạnh cho ý chí ấy và là khởi nguồn cho chúng ta tạo nên một nền văn học tuyệt vời. Văn học dân tộc là một thứ máu của Tổ quốc. Dòng máu văn học ấy chảy trong lòng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử, qua biết bao thác ghềnh và thấm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt. Yêu biết bao nền văn học ấy, nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều chứng tỏ sức sống, sự vươn lên của con người Việt Nam.

Sức sống ấy bắt đầu bằng tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên vô cùng tha thiết và trong sáng. Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất. Con người Việt Nam đổ mồ hôi, xương máu, gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách, hăm dọa rập rình theo mỗi bước đi lên của con người Việt Nam. Mặc dù vậy, tình là yêu đời, tình là yêu cuộc sống vẫn là âm hưởng chủ đạo ngày ngày vang lên trong cuộc sống gian khổ mấy cũng vui được, cái vui vừa ngời chói, vừa trong sáng lạ lùng:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

(Ca dao)

Vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của lòng người hòa quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà, khơi lên và chảy đằm thắm trong lòng ta một sức sống vừa dễ dàng, vừa rạo rực, mãnh liệt. Con người Việt Nam yêu lao động, biết quý vô cùng những giọt mồ hôi mình đổ ra để chắt chiu xây dựng cuộc sống. Tình yêu lớn ấy đối với đất nước, những đồng cam cộng khổ vất vả hàng ngày đã sớm gắn bó con người Việt Nam thành một khối thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu thương yêu đùm bọc lẫn nhau:

Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

(Ca dao)

Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người Việt Nam. Tình thương giản dị nhưng mang sức mạnh vô cùng. Tình thương ấy tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp con người Việt Nam chiến thắng thiên nhiên. Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh ngàn năm rồi vẫn còn sống trong lòng dân tộc, vang dội sức mạnh, là sức sống không có một thế lực nào có thể huỷ diệt được của nhân dân ta. Văn học dân gian có một câu thành ngữ được coi như một phương châm sống: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người Việt Nam. Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù… (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn), ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc cứu nước:

Tiệc chưa xong tuôi đã già

Đất trời thu gọn chỉ là cơn say.

(Cảm hoài-Đặng Dung, bản dịch của Hải Đà)

Ngẫm thù lởn hả đội trời chung Căm giặc mtớc thể không cùng song

(Bình Ngô dại cáo – Nguyễn Trãi)

Núi sông ta đã từng rung chuyển bởi tiếng hò “quyết chiến” của các bô lão tại điện Diên Hồng và ý chí “Sát Thát”, hào khí Đông A như một dòng máu, một sức sống mãnh liệt suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Kì diệu thay sức sống, sức vươn tới của con người Việt Nam. Những nghĩa quân Lam Sơn ngày nào đã tiến hành một cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ. Cha ông ta đã mang dũng khí của cả dân tộc đạp bằng mọi gian nguy: Khi Linh Sơn lương hết mẩy tuần/ Khi Khôi Huyện quán không một đội (Bình Ngô đại cáo), để đi đến ngày toàn thắng, giang sơn gấm vóc thu về một mối. Sức sống của niềm tin vào chiến thắng ở ngày mai luôn xốc con người Việt Nam vượt qua mọi trở lực tàn bạo của quân thù. Chúng ta đánh giặc bằng tất cả sức mạnh của sông núi, của truyền thống lịch sử. Mọi sức mạnh, mọi tiềm lực của đất nước đều được huy động ra mặt trận. Chúng ta yêu sự sống và sự sống ấy là sức mạnh, là sức sống của chúng ta. Văn học dân tộc đã lưu lại cho con cháu mai sau hình ảnh rất đẹp về những người áo vải chân không mang tình yêu và lòng căm thù xông lên giết giặc. Đây chính là hình ảnh những nghĩa sĩ trong những ngày đầu tiên chiến đấu chống Pháp ở đất Nam Bộ được nhà thơ mù, thiết tha yêu nước Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ thành công trong tác phẩm nổi tiếng là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ngoài cật có một manh ảo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hòa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Sức bật ấy là sức bật của lòng căm thù, của tình yêu Tổ quốc thiết tha. Mỗi lần đọc lên, sống với hình ảnh ấy, chúng ta cảm thấy có cái gì đang thôi thúc ta, cuồn cuộn đẩy ta tới trước. Ôi! Ngàn lần tự hào được làm con cháu của cha ông đã có một sức sống mãnh liệt như vậy!

Dân tộc ta, văn học ta trước mọi mưu mô đồng hoá của kẻ thù vẫn giữ cho mình một sắc thái riêng biệt, hết sức độc đáo. Chổng lại dã tâm đồng hoá bằng chữ Hán của bọn phong kiến phương Bắc, cha ông ta đã sáng tạo, xây dựng một nền văn học chữ Nôm phát triển khá rực rỡ, kết tinh rực rỡ bằng một Quốc Âm thì tập, một Truyện Kiều bất hủ. Những vần thơ lục bát của dân tộc Việt Nam vượt qua mọi phong ba của lịch sử, vượt qua mọi sự tấn công của các thể thơ Trung Quổc vẫn giữ được uyển chuyển đáng yêu của con người Việt Nam. Mỗi chúng ta đều lớn lên với tiếng ru của các làn điệu dân ca, những câu ca dao của mẹ. Qua một chặng đường lịch sử gian khổ mà huy hoàng, nền văn học của dân tộc với bản sắc dân tộc đậm đà là một trong những minh chứng hùng hồn khẳng định sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam. Chúng ta tự hào có ông cha anh hùng, đồng thời cũng tự hào đã kế tục xứng đáng truyền thống anh hùng đó. Sức sống mãnh liệt của dân tộc chảy theo dòng lịch sử đã tìm gặp được sự cộng hưởng vĩ đại trong ngày hôm nay khi chúng ta có Đảng. Từ trong đêm đen nô lệ, Đảng ta đã ra đời chói ngời ánh sáng chân lí với một sức mạnh mới mẻ. Tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm nên cấp số nhân kì diệu cho sức sống mãnh liệt của dân tộc. Dân tộc đã chuyển mình theo Đảng tạo nên một sức sống mới, một sức mạnh mới. Tiêu biểu cho sức sống của dân tộc trên con đường tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là Bác Hồ kính yêu. Bác là người kế thừa sức sống mãnh liệt của cha ông, nâng nó lên tầm cao thời đại. Trong đêm nô lệ của dân tộc, Bác đã ra đi, nhân danh đau thương của dân tộc, nhân danh tình yêu, nhân danh công lí quyết tìm đường cứu nước. Tổ quốc với biết bao đoạ đầy, khổ nhục là điều ưu tư, trăn trở canh cánh ngày đêm trong tâm hồn Bác. Vị lãnh tụ của dân tộc đã trải qua những ngày chiến đấu gian khổ. Người sống chiến đấu, lao động trong hàng ngũ những anh em đồng chí đủ màu da:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê?

Một viên gạch hồng

Bác chống lại cả một mùa đông băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhò giữa đêm khuya?

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lê nin, Bác đã thắp lên triệu niềm tin cho đồng bào, Bác đã chiến thắng mọi gian nguy, vượt qua tù đày để trở về cùng dân tộc, ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin theo Bác trở về chiếu sáng Tổ quốc, tỏa đến đâu bóng tối thực dân bị đẩy lùi đến đó. Sức sống của dân tộc cuồn cuộn lớn dậy cùng với lớp lóp chiến sĩ cộng sản hăng hái dấn thân vào con đường cách mạng. Cái thế đi lên ấy không có một sự đàn áp nào của thực dân Pháp có thể ngăn lại được. Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy – Tố Hữu), đốt nóng trong lòng người chiến sĩ cách mạng một ý chí chiến đấu mãnh liệt. Sức sống, sức quật khởi ấy bùng nổ dữ dội trong lòng xã hội thực dân, làm lung lay và cuối cùng lật đổ nhào cả cái chế độ tàn bạo ấy. Sức sống dân tộc trào dâng, cuồn cuộn sinh lực vào một ngày tháng tám lịch sử, cách mạng đã thành công:

Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

Thổi phồng lén. Tim bỗng hóa mặt trời.

(Huế tháng Tám – Tố Hữu)

Gian khổ thì nhiều, nhưng sức sống và lòng lạc quan của ta là vô tận. Vượt qua những chặng đường hành quân:

Lại những ngày đi, vẳt với sương

Ngô bung, xôi nhạt, nước lưng bương

Đêm mưa rình giặc tai thao thức

Mùa lại mùa qua rét nhức xương

Ai biết trưa nay giữa bụi bờ

Anh nằm sưởi nắng mắt lơ mơ

Tôi ngồi không ngủ nghe anh thờ

Khe khẽ lòng ngâm lén tiếng thơ.

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

Và rồi cứ khi đêm đến, vào một nhà dân, hạ ba lô bên bếp lửa thì mỗi ngày như được kết thúc bằng một niềm vui:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Sức sống của con người Việt Nam kháng chiến thật là kì diệu. Những năm tháng đánh Mĩ cứu nước ngời chói trong lòng ta những chiến công và niềm tự hào vô bờ bến. Bốt đồn quân thù đè nặng bóng tối quê hương ta, bà mẹ miền Nam căm thù quân giặc, thề còn cái lai quần cũng đánh (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi). Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đi vào máu thịt, vào đời sổng hàng ngày của nhân dân miền Nam quyết đánh và quyết thắng giặc Mĩ xâm lược. Cách sống của chị út Tịch cũng là phương thức sống của nhân dân ta, nó biểu hiện một sức sống tuyệt vời, vượt lên mọi bạo lực của quân thù. Triệu tấn bom không dập tắt được tiếng hát của chúng ta trên đường Trường Sơn, tình người Việt Nam sáng ngời trong lửa đạn:

Và ở đâu? Trên trái đất này

Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay

Song chết từng giây mưa bom bão đạn

Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn

Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!

Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều

Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng

Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng.

(Chào xuân 67-Tố Hữu)

Một người nước ngoài đã từng nói: Nếu người Việt Nam thua đế quốc, thì cả loài người sụp đổ. Câu nói ấy khẳng định sức mạnh, sức sống của chúng ta. Bển mâm pháo bắn máy bay Mĩ, vẫn thắm tươi một cành đào (Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi – Nguyễn Tuân), triệu tấn bom đạn không cản được sức sản xuất ở các nhà máy chúng ta:

Súng vẫn rền vang bay vẫn xây

Cuộc đời ta dựng hai bề dày

Bề sáu địa đạo bền chân móng

Quang đãng bề cao lộng gió mây.

(Tiếng đời vui- Huy Cận)

Qua văn học, sức sống ấy không những chỉ thể hiện trong nội dung tác phẩm mà còn rung lên mãnh liệt, sảng khoái ở ngay hình thức thể hiện trong tiếng nói tâm tình trong lời thơ của quê hương:

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước đã ngồi bên con

Tháng ngày con mẹ lớn khôn

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha

Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.

(Nằm trong tiếng nói- Huy Cận) 

Cảm ơn Đảng đã dẫn dắt chúng ta chiến đấu và xây dựng. Sức sống của dân tộc trong lòng thời đại hôm nay mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sức sống ấy bắt nguồn từ lòng yêu Tố quốc, từ ý thức độc lập tự chủ vô địch. Cha ông chúng ta xây dựng nên một nước Việt Nam tràn trề sức sống, tràn trề sinh lực, chúng ta và con cháu chúng ta sẽ đưa nó đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Ngời lên, cuộn dâng trong ta hôm nay sức sổng con người Việt Nam qua bốn ngàn năm dạn dày với lịch sử. Chúng ta sẽ mang sức sống ấy cùng Đảng đi xa, bay xa hơn nữa. Một ngày mai rất đỗi huy hoàng đang chờ đón chúng ta.

Leave a comment