Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm văn học

0

I. Mị và A Phủ là hai nhân vật điển hình cho số phận những nô lệ gạt nợ. Hãy phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Mảnh đất nơi xứ thiêng đã khơi nguồn và thăng hoa lưu dấu tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ. Nếu như Chế Lan Viên trở về Tây Bắc là tìm về ngọn nguồn của ơn nghĩa và khơi nguồn thơ ca, thì với Tô Hoài lên Tây Bắc là buông dòng cảm xúc trên ngòi bút trong tập Truyện Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện này đã từng được nhận Giải Nhất giải thường của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955). Vợ chồng A Phủ là một thành công nghệ thuật xuất sắc của Tô Hoài sau cách mạng, là thành tựu của văn học kháng chống Pháp, đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi.

Trước cách mạng Tô Hoài cũng đã từng viết về đề tài miền núi nhưng chưa thành công và chỉ từ sau chuyến đi thực tế Tây Bắc nhà văn mới thật sự khẳng định mình là một trong những cây bút xuất sắc viết về đề tài miền núi. Chính vì vậy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn là kết quả của sự chuyển biến về tư tưởng, về độ chín muồi của nhà văn khi viết về miền núi.

Vợ chồng A Phủ viết về sự đổi đời của đôi vợ chồng người H’mông từ thung lũng đau thương ra cảnh đồng vui từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân cuộc đời mới.

ổi bật lên trong tác phẩm là hai hình tượng nhân vật Mị và A Phủ, qua hai nhân vật này người đọc thấy được giá trị hiện thực của ngòi bút Tô Hoài.

Vợ chồng A Phủ là bức tranh xã hội miền núi sau Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của Tô Hoài khá toàn diện khi tác giả phản ánh cả bộ mặt giai cấp thống trị và đời sống nhân dân lao động bị áp bức. Cha con nhà thống lí Pá Tra là hiện thân của tội ác giai cấp thống trị miền núi. 

Chung duy trì chế độ lãnh đạo thổ ty chế độ chúa đất từ thời trung cổ vô cùng tàn bạo. Trong chế độ ấy giai cấp thống trị có quyền chiếm đoạt ruộng đất bóc lột sức lao động, đánh đập hành hạ, thậm chí giết những người bị chúng biến thành nô lệ. Chỉ cần nhìn vào cảnh xử kiện, đánh đòn phạt vạ A Phủ cũng đủ thấy sự tham lam tàn bạo của những tên chúa đất miền núi. Và cũng chỉ cần nhìn vào cảnh A Sử trói Mị một cách lạnh lùng tàn nhẫn cũng đủ thấy sự vô lương tâm đến mất hết tính người cùa giai cấp thống trị.

Khi A Sử biết Mị định đi chơi hắn đã lấy cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột. Trói xong Mị, A Sử thản nhiên lấy chiếc thắt lưng xanh thắt ra ngoài áo, thản nhiên tắt đèn, thản nhiên khép cửa lại thật lạnh lùng không suy nghĩ. Tính mạng con người trong nhà thống lí Pá Tra rẻ mạt đến thế là cùng.

Bên cạnh sự tàn bạo về cường quyền giai cấp thống trị còn duy trì sự tàn bạo của thần quyền, hủ tục trình ma đã tước đi cả sự sống những khát vọng giải thoát ở những con người lao động bị áp bức. Bằng việc miêu tả cái bóng ma vô hình của giai cấp thống trị cột chặt chế độ nô lệ của những người lao động trong ngục tù của cường quyền và thần quyền. Giá trị hiện thực cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sự phản ánh toàn diện sâu sắc đời sống người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật chính Mị và A Phủ.

Bức tranh về đời sống tăm tối đến nghẹt thở của người dân lao động được phản ánh qua số phận Mị và A Phủ trong thời gian ở Hồng Ngài.

Mị vốn là một cô gái H’mông xinh đẹp, nết na, Mị có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Cô như bông hoa rừng ngát hương làm say đắm bao chàng trai nhưng chì vì một món nợ truyền kiếp Mị trở thành dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Cô bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn trở thành con trâu con ngựa trong nhà thống lí. Thậm chí còn khổ hơn cả kiếp đời trầu, ngựa. Vì con trâu con ngựa làm còn có lúc đêm đến nó còn được đứng nhai cỏ hoặc gãi chân chứ đời người đàn bà con gái trong nhà thống lí thì làm việc không kể ngày đêm. Không những bị bóc lột sức lao động, Mị còn bị đánh đập hành hạ thật tàn nhẫn ngày tết Mị không được đi chơi còn bị A Sừ trói đứng trong buồng tối.

Cùng với sự đày đọa về thể xác Mị còn bị chà đạp về tinh thần. Bị áp bức quá nặng nề người con gái giàu sức sống khi nào giờ đây trở thành người phụ nữ cam chịu. Dưới ngòi bút của Tô Hoài căn buồng Mị ở được miêu tả như một ngục thất nó làm Mị mất khái niệm về thời gian, không gian. Mị suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen rồi, Mị tưởng mình là con trâu con ngựa trong nhà thống lí, Mị trờ thành công cụ lao động biết nói mà không dám nói.

Cũng giống như Mị, A Phủ mang số phận của một nông nô miền núi. A Phủ vốn là một chàng trai mồ côi tuy khỏe mạnh nhưng nghèo nên không lấy được vợ. A Phủ vốn là chàng trai của núi rừng tự do không chỉ khỏe chạy nhanh như ngựa mà còn có tài săn bán, biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, bẫy hổ săn bò tót rất bạo. Chỉ vì A Phủ đánh con quan để bảo vệ cuộc vui xuân của trai bản mà A Phủ bị bắt về đánh phạt vạ. A Phủ bị hành hạ một cách nhục hình cởi trần quỳ để chịu đòn, trong khi bọn thống trị ăn chơi phè phỡn. Vì không có tiền nộp phạt A Phủ đã bị biến thành kẻ đi ở không công với lời nguyền độc địa của thống lí Pá Tra lúc trình ma: Đời mày, đời con mày tao cũng hắt thế nếu không trà hết nợ. Cũng như Mị, A Phủ bị cường quyền, thần quyền tước đoạt đi cả sức sống. Một chàng trai như A Phủ mà tự đi đào lỗ chôn cọc, tự đi lấy dây trói, lấy cọc về để thống lí Pá Tra trói mình để đợi ngày chết khô chết héo thật đúng là tính mạng con người vô cùng rẻ mạt, A Phủ trở thành vật thế mạng cho con bò đã bị hổ ăn thịt.

Có thể nói Mị và A Phủ là hiện thân những đau khổ của người dân miền núi trước cách mạng và qua sổ phận họ là bức tranh về đời sống tăm tối đến nghẹt thở của nhiều người lao động bị áp bức.

Qua số phận Mị và A Phủ từ khi trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa, nhà văn đã phản ánh quá trình đẩu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân miền núi. Lúc đầu Mị và A Phủ chạy trốn cái chết nhưng sau đó lại đến với cách mạng, ở Vợ chồng A Phủ Tô Hoài còn phản ánh một hiện thực cơ bản nữa trong xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Đó là sự vùng lên đấu tranh, là nguyện vọng hướng tới cách mạng của người dân lao động nghèo khổ.

Là tác phẩm cùa nền văn học cách mạng, giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phũ được nâng lên một tầm cao so với văn học hiện thực phê phán trước đó. Nếu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng chủ yếu thể hiện nhu cầu khát vọng hạnh phúc, khát vọng giải phóng con người thì văn học cách mạng còn khẳng định khả năng con người có thê thực hiện những nhu cầu, những khát vọng ấy. Nếu điểm mạnh của văn học hiện thực phê phán là ở sự mổ xẻ phân tích lí giải hiện thực thì văn học cách mạng không chỉ lí giải mà còn góp phần cải tạo hiện thực. Mị và A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài trong một đêm mùa đông giá lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc. Trốn khỏii Hồng Ngài tới Phiềng Sa là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ từ thân phận nô lệ họ đã trở thành chủ nhân của cuộc đời từ “thung lũng đau thương” họ đã ra tới ‘’cánh đồng vui”.

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tường nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A Phù xứng đáng nhận giải Nhất về văn xuôi văn học kháng chiến chống Pháp. Một tác phẩm văn học có giá trị là một bức tranh chân thực về đời sống và ý nghĩa thực sự của nó là góp phần nhân đạo hóa con người. Truyện ngẳn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã từng được dựng thành phim; từ địa hạt văn học Vợ chồng A Phù đã bước sang cả lĩnh vực điện ảnh điều đó chứng tỏ ngoài giá trị văn chương tác phàm này còn có tác dụng xã hội thiết thực nó góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Một chính sách mang tinh thần nhân đạo và cách mạng: giải phóng những người lao động bị áp bức bóc lột, giải phóng sức sống bị các thế lực tàn bạo dã man trói buộc vì hạnh phúc và sự phát triển của các đồng bào dân tộc miền núi để người miền núi cũng như người miền xuôi, người thiểu số cũng như người Kinh đều hòa nhập trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

II. Phân tích giá trị hiện thực qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

1. Mở bài

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Kim Lân viết không nhiều nhưng lại được coi là cây bút truyện ngắn tài năng cảa văn học Việt Nam hiện đại. Và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị, mộc mạc đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. 

– Với tư cách là một nhà văn của nông thôn, Kim Lân là người rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này. Vợ nhặt được tái hiện là một bức tranh cô đọng mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét, chân thực về người nông dân trong cảnh đói nghèo, tù túng.

b. Dẫn dắt vào giá trị hiện thực

– Bằng tài năng nghệ thuật đích thực và bằng một trái tim gắn bó đay xót thươg với những kiếp người nông dân khốn khổ, lam lũ. Kim Lân đã sáng tạo ra một tác phẩm không những có giá trị nghệ thuật cao về chiều sâu tư tưởng mà còn thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc.

c. Nêu nhiệm vụ nghị luận

– Vợ nhặt đưa ta về với số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói khủng khiếp năm 1945.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn Vợ nhặt được viết trên nền bối cảnh nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết xóm ngụ cư. Năm 1962, tác phẩm chính thức ra đời và được in trong tập Con chó xấu xí.

– Sau hơn nửa thế kỉ, chúng ta có thể nhận thấy rằng tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lần không những mang giá trị hiện thực mà còn chất chứa trong đó cả giá trị nhân đạo sâu sắc.

b. Giải thích khái niệm hiện thực

– Tác phẩm văn học có giá trị hiện thực khi mà tác giả của nó nắm vững được bản chất, quy luật của đời sống và tái hiện nó một cách chân thực bàng hình tượng nghệ thuật đem đến cho người đọc những hiểu biết chính xác, phong phú, bộ mặt của đời sống xã hội cùng với số phận và cuộc đời cùa con người trong xã hội đó.

– Biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt.

+ Giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt: Phản ánh chân thực bối cảnh nông thôn Việt Nam trong nạn đói và thân phận người dân nghèo trong cành đói.

c. Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực

c1. Tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực hình tượng sự thật lịch sử: nạn đói năm 1945, từ đó tố cáo tội ác cùa bọn thực dân và phát xít

– Từ mùa thu 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. Nhân dân Việt Nam lâm vào tình thế một cổ hai tròng. Pháp tăng cường vơ vét bóc lột tích trữ lương thực để tiếp tục chiến tranh, Nhật bắt nhân dân miền Bắc nhổ lúa trồng đay. Nạn vỡ đê, mất mùa, hạn hán liên tiếp xảy ra. Đến mùa xuân năm Àt Dậu (1945) nhân dân ta đã lâm vào nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử, riêng ở đong bàng Bắc Bộ đã có hon hai triệu người chết đói. Họ chết lả trên đường tha phương cầu thực, chết thê thảm dưới gốc cây, vỉa hè,…

c2. Tình cảnh thê thảm cùa con người Việt Nam trong nạn đói

* Hình ảnh xóm ngụ cư có thể xem là hình ành thu nhỏ cùa xã hội Việt Nam trong năm đói. Nó là một chi tiết điển hình cho nông thôn Việt Nam trong những ngày chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

– Không gian: xóm ngụ cư nơi ở của những người phải rời bỏ quê hương đến đó tìm cách kiếm sống, sống tạm bợ.

+ Con đường khẳng khiu —> chi tiết tạo hình. Con đường dường như cũng gầy guộc hơn trong những ngày đói.

+ Hai bên dãy phố lụp sụp tối om, không có nhà nào có ánh đèn lửa. Một xóm chợ nghèo nàn, rách nát, trơ trụi.

– Thời gian: đó là một buổi chiều chạng vạng mặt người, cảnh đang mờ dần đi, chuyển vào bóng tối. Không chỉ có thể ngã tư xóm chợ về chiều càng xơ xác heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi lên ngăn ngắt. Từ ‘‘ngăn ngắt” và “heo hút” đã góp phần tạo ra một quang cảnh vắng vẻ trống trơn của lều chợ và một cảm giác lạnh lẽo.

– Con người trong năm đói.

+ Người sống: tác giả không chỉ đặc tà mà con dùng cách tả bao quát đoàn người từ những vùng Nam Định, Thái Bình bồng bế dẳt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Tác giả còn nhấn lại một lần nữa trong cách so sánh bóng những người dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma.

+ Những đứa trẻ con của xóm ngụ cư cũng là biểu hiện của nạn đói. Ngày trước mồi lần Tràng về, chúng xúm lại, nô đùa, nay chúng ngồi ủ rũ, không buồn nhúc nhích => Cái đói đã quật ngã chúng.

=> Người sống dường như đang tiến về phía ma, về cõi chết.

+ Người chết như ngà rạ, không buổi sáng nào, người đi chợ, đi làm đồng không bắt gặp ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường.

=> Người sống và người chết, con người và bóng ma, cái đói và miếng ăn… tất cả chỉ cách nhau bằng một ranh giới mong manh như sợi tóc.
– Âm thanh, mùi vị, màu sắc.

+ Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết trên mấy cây gạo đầu lùng-, tiếng hờ khóc ti té cùa những nhà có người chết đói —> âm thanh báo hiệu sự chết chóc.

+ Mùi vị: tất cả không gian xóm ngụ cư bị bủa vây trong cái mùi gây của xác người: mùi âm thối của rác rưởi, mùi khét lẹt của những đống rẩm đốt đồ vật của người chết. —> mùi vị cùa chết chóc đang vây bủa xung quanh con người.

+ Màu sắc: màu xanh xám của gương mặt người, màu đen của bóng tối => những gam màu lạnh lẽo, ảm đạm.

=> Như vậy, cái đói và cái chết đã hiện hình trong bức tranh màu tối qua đường nét, màu sắc. mùi vị. tác động ngay đến giác quan con người đem lại ấn tượng khủng khiếp vào nạn đói. Xóm ngụ cư giống như một bãi tha ma mà sự sống ở đó chỉ còn thoi thóp, mấp mé bên bờ vực thẳm của cái chết.

* Hình ảnh cô vợ nhặt là hình ảnh cụ thể bô sung cho bức tranh năm đói.

– Cái tên cô cũng không có, dường như nhập lẫn vào dòng người đói khát, hình như có biết bao cuộc đời và số phận như thế.

– Hình dáng:

+ Lần thứ nhất. Tràng đã gặp cô gái này, thì thấy cô ấy làm nghề nhặt thóc rơi. gạo vãi ở trước cửa kho. Nhưng có cả một đám con gái ngồi vêu ra ờ đấy.

+ Lần thứ hai, Tràng không nhận ra thị nữa vì thị đã thay đổi hẳn: thị rách quá, áo quần lu tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mỗi trũng hoáy —> cái đói đã làm thay đổi hình hài con người, nhưng đáng sợ hơn nó còn làm thay đổi nhân tính: sẵn sàng đòi ăn ở một người lạ. Đôi mắt trũng hoáy sáng hẳn lên khi nhấc đến ăn, ăn liền một chặp bốn bánh bánh đúc mà không ngẩng đầu lên. Thậm chí thị còn theo không Tràng về làm vợ. ngay cả khi không biết gì về gia cảnh của Tràng và cũng chẳng cần biết ngày mai mình sẽ như thế nào?

=> Như thế cái đói chính là thủ phạm dẫn đến không chỉ cái chết mà còn là nguyên nhân làm con người biến đổi nhân tính.
d. Đặc sắc về nghệ thuật

– Trong tác phẩm Vợ nhặt là mặc dù không có một dòng nào Kim Lân tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác cùa chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét.

– Với một dung lượng không nhiều nhưng truyện ngắn Vợ nhặt lại hàm chứa hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Đó là do ngòi bút tài hoa của tác giả, nhưng trước hết và chủ yếu là do nhà văn đã rất hiểu và rất yêu quý người nông dân của mình. Cùng với những truyện khác, Vợ nhặt xác lập vị trí “nhà văn nông thôn” của Kim Lân.

e. Nhận xét, đánh giá chung

– Nạn đói khủng khiếp, số phận bi thảm của những người đói và lá cờ cách mạng là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.

– Nạn đói năm 1945 đã được Kim Lân đề cập đến trong tác phẩm như một sự thực lịch sử đầy ám ảnh. Nạn đói giống như một con bão tràn đến xóm ngụ cư làm biến đổi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

– Bóng đen của sự chết chóc đã chạm đến tận hang cùng ngõ hẻm. Từ xóm ngụ cư nhỏ bé, Kim Lân đã giúp người đọc thấy được bức tranh xã hội rộng lớn của nông dân Việt Nam năm 1945.

3. Kết bài

a. Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

– Văn học nước ta đa dạng về thể loại, phong phú về hỉnh thức nhưng liệu có được bao nhiêu tác giả đi vào lịch sử và có bao nhiêu tác phẩm để lại dấu ấn không phai trong lòng độc giả.

– Kim Lân đến với nghiệp viết văn là một sự tinh cờ, nhưng chính cái tình cờ ấy đã tạo nên một tên tuôi lớn trong nền văn học nước nhà. Nhà văn hiểu rằng văn học không chỉ là ghi chép miêu tả hiện thực cuộc sống mà còn lả hành động tự nhận thức của người sáng tác.

b. Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

– Đọc xong tác phẩm, ta thấy hiểu hơn về lịch sừ, yêu hơn những con người nông dân chân lấm tay bùn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn có niềm tin về tương lai tươi sáng.

– Với ngòi bút tài hoa. Kim Lân như làm mê đắm người đọc trong những trang văn giàu hình ảnh. Bên cạnh đó, phải thừa nhận ràng sự thành công của Vợ nhặt không chỉ nhờ tài năng xuất chúng của nhà văn mà còn ở giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo chứa đựng trong tác phẩm.

 

Leave a comment