Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học Đọc Tiểu Thanh kí, các đoạn trích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. (Yêu cầu lập dàn bài)
1. Tìm hiểu đề:
Yêu cầu của đề bài là bàn về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí, các đoạn trích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. Sau khi phân tích những bi kịch riêng của mỗi người phụ nữ ở từng tác phẩm, HS cần khái quát lại bi kịch chung của họ và từ đó, liên hệ với đời sông của người phụ nữ ngày nay. Bên cạnh đó, cần đưa và phân tích được những dẫn chứng một cách cụ thể, xác thực. Có thể mở rộng thêm các tác phẩm văn học trung đại khác cũng nói về người phụ nữ.
2. Dàn ý sơ lược:
MỞ BÀI
– Dẫn dắt.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Giới thiệu phạm vi dẫn chứng: Đọc Tiểu Thanh kí, các đoạn trích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc.
THÂN BÀI
– Nguyên nhân xã hội tạo nên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Nhìn một cách khái quát đó là bi kịch của tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dang dở. Tuy thế, tình cảnh – số phận – nỗi bất hạnh của họ có những biểu hiện riêng khác nhau xuất phát từ thân phận khác nhau.
– Ý nghĩa.
– Liên hệ đến cuộc sông của người phụ nữ ngày nay.
KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị nhân đạo của các tác phẩm khi phản ánh được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Liên hệ mở rộng.
3. Dàn ý chi tiết:
MỞ BÀI
– Thơ hay phải là thơ cất lên được tiếng nói về thân phận con người một cách ám ảnh, da diết.
– Đọc Tiểu Thanh kí, các đoạn trích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc là tiếng kêu thương phản ánh những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
THÂN BÀI
– Nguyên nhân xã hội tạo nên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ: Họ không chỉ khổ vì chế độ nam quyền trọng nam kinh nữ, tước đoạt của người phụ nữ hạnh phúc, tình yêu mà họ còn khổ vì chiến tranh phi nghĩa, vì chế độ đa thê, vì chế độ cung nữ…
– Nhìn một cách khái quát, đó là bi kịch của tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dang dở. Tuy thế, tình cảnh, số phận, nỗi bất hạnh của họ có những biểu hiện riêng khác nhau xuất phát từ thân phận khác nhau.
+ Bi kịch của tài sắc:
Điểm chung của những người phụ nữ trong các tác phẩm trên là ở chỗ họ đều là những con người tài sắc.
Sống trong một xã hội công bằng, tài sắc của người phụ nữ sẽ đem đến cho họ một địa vị cao quý. Nhưng dưới chế độ phong kiến đầy bất công, tài sắc ấy là mầm mống cho những bất hạnh mà họ phải gánh chịu (nàng Tiểu Thanh, người cung nữ…).
+ Bi kịch của niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi:
Nàng Tiểu Thanh phải sống trong nỗi cô độc và gánh chịu những âm mưu hành hạ, vùi dập của người vợ cả. Người chinh phụ chỉ có một mong ước giản dị là được sông bên người chồng của mình. Nhưng chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã cướp mất đi hạnh phúc đó.
Không cam chịu những bất công này, người phụ nữ đã cất lên tiếng nói phản kháng mãnh liệt với xã hội xưa. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đầy bản lĩnh phản kháng những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến đã triệt tiêu quyền sống và hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ.
– Ý nghĩa:
+ Phản ánh những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ các nhà thơ đã tiếp nói mạch nguồn của ca dao than thân.
+ Phản ánh được những bi kịch đó đã mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc cho các tác phẩm văn học trung đại, đặc biệt là văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
+ Liên hệ: Người người phụ nữ ngày hôm nay đã được giải phóng khỏi ràng buộc của chế độ phong kiến và có được cuộc sổng công bằng hạnh phúc.
KẾT BÀI
Thông qua những bi kịch của người phụ nữ, các nhà thơ đã thể hiện tấm lòng đồng cảm, trân trọng, bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Đó là gốc rễ nhân đạo sâu sắc nhất của văn học nghệ thuật và nó làm nên sức sống của các tác phẩm trên với thời gian.