Phân tích điểm chung và nét riêng của những câu hát than thân sau đây: Thân em như tấm lụa đào, … Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Đề bài:
Phân tích điểm chung và nét riêng của những câu hát than thân sau đây:
1. Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
2. Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
3. Thân em như giếng giữa dàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Bài làm:
Ca dao, dân ca được ví như viên ngọc sáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao chất chứa cái hồn quê chân chất của người nông dân chân lấm tay bùn, cả đời gắn bó với đồng ruộng. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ca dao là tiếng ta muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Quả thật, đọc ca dao, ta dễ dàng bắt gặp nhiều cung bậc trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Đó là tình yêu gia đình, tình yêu quê hương sâu nặng, là tình yêu trai gái mặn nồng; có tiếng cười trào phúng và có cả tiếng thở dài của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân. Tiêu biểu cho mảng ca dao chủ đề than thân phải kể đến những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”. Đây tuy là mô tip quen thuộc nhưng được nhân dân lao động vận dụng đầy sáng tạo, có thể kể đến một số bài như:
– Thân em như tấm lụa đào,
Phất pha giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như của ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ai, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
– Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rủa chân.
Một trong những đặc điểm nghệ thuật của ca dao là sự lặp lại của các mô tip cấu trúc. Ba bài ca dao kể trên đều bắt đầu bằng hai từ “Thân em” chỉ thân phận người phụ nữ. Đó là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ý thơ gợi lên cả một kiếp sống đầy đắng cay. Cuộc đời của người phụ nữ thật bấp bênh vô định bởi chính họ cũng không thể tự quyết định được tương lai, số phận của mình. Cả ba bài ca dao đều được viết theo thể thơ lục bát, ngắn gọn nhưng thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sau “Thân em” là từ như dùng để so sánh. Đối tượng đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa như “tấm lụa đào”, “củ ấu gai”, “giếng giữa đàng”. Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách sinh động, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận của họ. Tự viết về thân phận minh cũng là cách người phụ nữ bộc lộ sự tự ý thức về giá trị của bản thân cũng như những nỗi buồn tủi bất còng mà những quan niệm, định kiến vô lí của xã hội phong kiến gây ra cho họ. Quả thật, ta thấy trong tiếng thở dài than thân kia còn chen lẫn niềm tự hào, sự kiêu hãnh kín đáo về sắc đẹp cũng như phẩm hạnh của người con gái.
Tuy vậy, mỗi bài ca dao lại có những đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ chọn “tấm lụa đào” để tự ví với mình. Chính cái tính cách dịu hiền của họ đã gắn liền với hình ảnh dải lụa đào, vừa nhẹ nhàng đằm thắm, vừa kín đáo duyên dáng, lại tươi tắn tràn đầy sức sống. Vật có giá trị như vậy đáng lẽ ra phải được người ta nâng niu trân trọng, cất giữ hay trưng diện ở những nơi sang trọng nhất. Nhung đáng tiếc thay, lại là thứ để người ta ngã giá trao đổi “giữa chợ”. Thân phận người phụ nữ cũng vậy, cũng mỏng manh, cũng chìm nỗi, cũng phụ thuộc, cũng lạc lõng, đơn côi giữa dòng đời. Nhũng giá trị đẹp đẽ giờ đây rơi vào quên lãng. Cả những cô gái còn xuân xanh phơi phới cũng không ngoại lệ. Tuổi xuân của họ bị ám ảnh bởi chính nỗi lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định phía trước. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi đầy chua xót: “biết vào tay ai?”. Chính xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo với quan niệm trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ vào tình cảnh ấy. Họ không bao giờ có thể biết chắc rồi đây cuộc đời minh sẽ ra sao, bến bờ nào đang đợi mình phía trước.
Nếu cô gái ở bài ca dao đầu tiên có phần tự hào về nhan sắc thì cô gái xuất hiện trong bài ca dao thứ hai lại có những suy nghĩ, ý thức về những hạn chế của bản thân:
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thỉ trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Cô gái trong bài ca dao này mang nét bình dị, gần gũi. Với người con gái, nhan sắc là điều quý giá và đáng để họ tự hào. Ấy vậy mà ở đây ta ngạc nhiên thấy cô gái khiêm nhường tự nhận mình là “củ ấu gai”. “Củ ấu gai” bên ngoài tuy xấu xí, thô kệch nhưng ruột rất trắng, ăn rất thơm và bùi. Người phụ nữ này biết rằng mình bề ngoài không được đẹp, không được hấp dẫn nhưng cô cũng tự hào mà khẳng định giá trị đích thực bên trong con người mình. Một hình ảnh hết sức mộc mạc và quen thuộc nhưng được các tác giả dân gian sử dụng khéo léo nên đã miêu tả thành công người phụ nữ vừa chân thực lại vừa đẹp đẽ, đúng với quan niệm của người xưa: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đáng tiếc thay, trong cuộc sông, dù cô có “ruột trong thì trắng” nhưng có mấy ai hiểu được hay chịu khó tìm hiểu cái đẹp nội tâm đáng trân trọng ẩn sau lớp vỏ ngoại hình thô nhám? Câu ca dao vì thế còn mang khát khao được người đời hiểu, trân trọng phẩm chất trong trắng, cao đẹp của người phụ nữ.
So với hai bài trước, bài ca dao thứ ba thể hiện sắc thái than thân rõ nét nhất. Bài ca dao thứ nhất mới dừng ở sự lo lắng, bài thứ hai diễn tả ước mơ, mong muốn. Nhân vật trữ tình trong cả hai bài ca dao đều đang hướng đến tương lai, đến những điều có lẽ chưa xảy ra trong hiện tại. Tuy nhiên, ở bài ca dao thứ 3, nhân vật trữ tình đã nói lên sự phũ phàng, đau khổ mà mình phải chịu đựng:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
“Người khôn” ở đây không chỉ là những người hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái “khôn” ở đây là chỉ tấm lòng nhân ái, biết trân trọng phẩm giá con người. Hiểu theo nghĩa này, “người khôn” là những người có thể nhận ra, quan tâm và trân trọng những giá trị tốt đẹp của tâm hồn. Đó là con người có trí tuệ, hiểu rõ đạo nhân nghĩa trên đời. Trái ngược với “người khôn” là “người phàm” – hạng người phàm phu tục tử, thấp kém, thô lỗ. “Rửa mặt” là sự coi trọng. “Rửa chân” ám chỉ sự khinh miệt. Tuy vậy, dù là “người khôn” hay “kẻ phàm” thì họ đều nắm trong tay quyền sinh sát, quyền định đoạt số phận của người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa không có khái niệm bình đẳng giới. Người đàn bà suốt đời nhất nhất chỉ biết ép mình theo khuôn khổ “tam tòng tứ đức”, lặng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui, lẽ sống, lấy sự hi sinh cho chồng con làm hạnh phúc của chính mình. “Giếng nước giữa đàng” là hình ảnh gợi lên sự lẻ loi, đơn chiếc. Ví thân phận người phụ nữ với “giếng nước giữa đàng”, tác giả dân gian còn ngầm ngợi ca người phụ nữ như một dòng nước mát lành, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác cho dù họ là “người khôn” hay “người phàm”. Nhưng đáng thương thay, số phận của họ lại thật bé nhỏ; cái tài, cái đẹp của họ hoàn toàn không được coi trọng. Không tự quyết định được số phận của bản thân, người phụ nữ chỉ còn biết mong chờ vào sự may rủi. Nếu may mắn gặp được người đàn ông tử tế thì có được một cuộc sống bình yên còn nếu lỡ gặp phải kẻ bạc, “người phàm” thì xác định chịu sự giày vò eả về thể chất lẫn tinh thần trong sốt quãng đời còn lại.
Mô tip ‘Thân em” là một trong những cấu trúc điển hình quen thuộc của ca dao than thân. Tuy có đôi nét khác nhau ở nội dung thể hiện ở tùng bài nhưng nhìn chung, ba bài ca dao trên đều thể hiện nỗi buồn của người phụ nữ trong xã hội xưa và phản ánh ước mơ, khát vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn. Bằng những câu ca dao với mô tip ‘Thân em”, người phụ nữ đã thốt lên những tiếng than thân, trách phận rất đáng được cảm thông, chia sẻ. Bên cạnh đó, qua những bài ca dao trên, họ còn thể hiện sự tự ý thức về giá trị của bản thân và bước đầu có thái độ đấu tranh, phản kháng.
Cả ba bài ca dao đều thuộc chùm ca dao than thân nhưng mỗi bài lại có cách thể hiện riêng độc đáo, tạo nên sự đồng cảm vô cùng sâu rộng. Nó giúp ta nhìn về quá khứ để so sánh với hiện tại, để trân trọng những điều tốt đẹp, phê phán những bất công và biết quý trọng cuộc sống mà chúng ta đang có hôm nay.