Phân tích nội dung và nghệ thuật các bài Ca dao yêu thương, tình nghĩa
Hướng dẫn
THỂ LOẠI
Ca dao là thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình như người mẹ, người vợ, người con… trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường… trong quan hệ xã hội.
Ca dao rất ngắn gọn, hàm súc, thường sử dụng các thể thơ lục bát, lục bát biên thể, song thất lục bát, văn bốn (câu thơ bôn tiếng), văn năm (câu thơ năm tiếng). Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng truyền thống, ngôn ngữ rất gần gũi với lời nói hằng ngày của người bình dân. Các hình thức lặp lại phổ biên trong ca dao: lặp kết cấu, lặp hình ảnh, lặp dòng, lặp từ ngữ.
Lời ca dao là lời thơ trữ tình – trò chuyên, nên khi phân tích cần tìm hiểu lời ấy là lời của ai tâm sự với ai, tầm sự ấy là gì và được thể hiện như thế nào.
Có thể xếp các bài ca dao thành ba nhóm:
Nhóm một
(1) Cô kia đứng ở bền sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
(2) Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
(3) Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Nhóm hai
(4) Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
(5) Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Nhóm ba
(6) Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
(7) Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
(8) Muối ba năm mưối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Sở dĩ có thể xếp các bài ca dao trên thành từng nhóm như vậy là dựa trên cơ sở những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao ấy. Chẳng hạn: những bài ca dao trong nhóm một đều diễn tả ước muôn trong tình bạn, tình yêu của các chàng trai và cô gái, với hình ảnh con sông, chiếc cầu, công thức cấu tạo: “Ước gì…”; những bài ca dao trong nhóm ba diễn tả nghĩa tình của người đi — kẻ ở và đều sử dụng các hình ảnh quen thuộc của làng quê (cây đa, bến nước, con đò…’). Tuy nhiên, phải hiểu rằng mọi sự sắp xếp đều tương đối, điều này phản ánh đúng tính phong phú, đa dạng của kho tàng ca dao Việt Nam. Chẳng hạn, ở bài (5) không có hình ảnh “khăn” nhưng lại có “ai” như bài (4) và cũng nói về sự chờ đợi, nhớ mong, tâm trạng day dứt không yên của nhân vật trữ tình hướng về người yêu… Hay bài (8), mặc dù không có hình ảnh cây đa, bến nước, con đò như bài (6), (7) nhưng cũng nói về tình nghĩa, thủy chung…
II. NGHỆ THUẬT
1. Về các bài ca dao thuộc nhóm một
– Chiếc cầu – “cành hồng”, “sông rộng một gang”, chiếc cầu – “dải yếm”: Đây đều là những hình ảnh không có thực. Nhưng cũng chính bởi thế mà các bài ca dao trở nên gợi cảm, hàm chứa tình ý, ngụ ý tinh tế. Hình ảnh ấy là hình ảnh của tâm tưởng ước ao, của tình cảm đôi lứa nồng nàn. Chuyện tỏ tình, ngỏ ý nhờ vậy tránh được cái sỗ sàng, thô cứng và thành ra mềm mại, tế nhị, kín đáo. Hình ảnh chiếc cầu – cành hồng có chút tinh nghịch của trai trẻ song vẫn tinh tế, dịu dàng, bộc lộ vừa đủ tình cảm của chàng trai. Hình ảnh chiếc cầu – dải yếm thì vừa táo báo, mạnh mẽ lại vừa nền nã, đằm thắm, đầy nữ tính.
– Gương soi, cơi, cau tươi, trầu vàng: Khác với các hình ảnh trên là ước muốn gửi gắm vào sự vật khác, ở đây, nhân vật trữ tình thể hiện ước muôn hóa thân. Ước mình là gương để được gần gũi người yêu, hơn thế, còn để hòa vào thành một, lồng vào nhau. Hình ảnh “cơi”, “cau tươi trầu vàng” thể hiện ước nguyện kết duyên và ý thức nâng niu, giữ gìn hạnh phúc lứa đôi của chàng trai.
2. Về các bài ca dao thuộc nhóm hai
– Tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh cụ thể để gợi tả về nhân vật trữ tình cùng trạng thái tình cảm mong nhớ: khăn, vai, nước mắt, đèn, mắt. Các hình ảnh “khăn thương nhớ”, “đèn thương nhớ” được xây dựng theo biện pháp nhân hóa, hoán dụ. Nói “khăn”, nói “đèn”, nói “mắt” là để nói trạng thái da diết, bồn chồn, khắc khoải mong nhớ của cô gái. Tác giả dân gian đã dùng cái cụ thể, bên ngoài để gợi tả cái bên trong tâm hồn con người. Những hình ảnh này xuất hiện cùng với thủ pháp lặp lại (lặp hình ảnh, từ ngữ, ngữ pháp, câu, nhịp điệu) đã khắc họa sâu sắc, sinh động trạng thái cảm xúc yêu thương, tâm trạng nhớ nhung, hoài mong của cô gái, đặc biệt là sự láy lại: “Khăn thương nhớ ai”, “Khăn rơi…”, “Khăn vắt…”, “Khăn chùi…”. Hiện ra trước mắt ta, một cô gái “đứng ngồi không yên”, “ra ngẩn vào ngơ”, bồn chồn, thao thức.
– Các câu hỏi tu từ “Khăn thương nhớ ai”, “Đèn thương nhớ ai”, “Mắt thương nhớ ai” tạo ra giọng điệu tự vấn đầy trăn trở. Hỏi “khăn”, hỏi “đèn”, hỏi “mắt” cũng là hỏi chính mình. Nỗi mong nhớ được thể hiện với chiều thẳm sâu của tâm hồn người phụ nữ nhạy cảm. vẻ âm thầm, lặng lẽ chứa đựng khát khao cháy bỏng càng cho thấy nỗi nhớ trong tình yêu của cô gái hết sức mạnh mẽ.
– Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thủy chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai). Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thủy chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.
3. về các bài ca dao trong nhóm ba
– Mượn hình ảnh “cây đa”, “bến nước”, “con đò” để diễn tả tình nghĩa con người, tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh gắn với không gian quen thuộc của làng quê Việt Nam, nơi diễn ra biết bao chuyện vui buồn: nơi gặp gỡ, hẹn hò, chia tay, đoàn tụ… Một không gian đầy những kỉ niệm sâu sắc; hơn nữa, đó cũng là những hình ảnh có mốĩ liên hệ với nhau, gắn bó với nhau trong thực tế và đã trở thành những biểu tượng, mang tính ẩn dụ, đa nghĩa.
– Trong hai bài ca dao (6), (7), “cây đa” và “bến đò” là cái cô’ định, biểu trưng cho người ở lại, người chờ đợi còn khách “bộ hành”, “con đò” là cái dời chuyển, biểu trưng cho kẻ ra đi. Bài (6) nói kẻ đi, người ở để khẳng định tình cảm bền chặt, lòng thủy chung, nghĩa tình sâu đậm; còn ở bài (7), nói đến “cây đa bến cũ, con đò” – kẻ ở, người đi, là để nói về nghịch cảnh, sự nhỡ nhàng, lời trữ tình có chút hờn giận, trách móc trong tiếc nuối, ngậm ngùi. Một bài lấy hình ảnh “cây đa”, “con đò” gắn với sự bền vững của lòng chung thủy; một bài lấy hình ảnh “cây đa”, “con đò” nói về sự trắc trở chia li nhưng cái tình vẫn đậm đà. Như vậy, hình ảnh “cây đa”, “con đò” gắn bó chặt chẽ với quan niệm của nhân dân về mốì quan hệ giữa tình và nghĩa.
– Bài (8) là câu hát về tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao. Để biểu đạt nội dung ý nghĩa, tác giả dân gian đã sử dụng thành công những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao (gừng cay – muối mặn). Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muôi có vị mặn đậm đà. Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muôi đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sông – tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.
– Bài ca dao hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng – những người đã từng chung sông với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay – muối mặn. Bài ca dao được viết bằng thể thơ song thất lục bát nhưng câu bát phá cách (“Có cách xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”) kéo dài tới mười ba tiếng như là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.
Có thể liên hệ với một sô’ bài ca dao khác:
– Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
– Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
4. Những biện pháp nghệ thuật thường được ca dao sử dụng
– Sự lặp đi lặp lại của mô thức mở đầu: Thân em như…
– Những hình ảnh đã trở thành biểu tượng: cái cầu, khăn, đèn, gừng cay, muối mặn..
– Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ: sao Hôm, sao Mai, cây đa, con đò…
– Các mô-típ thời gian li biệt, không gian xa xôi cách trở.
– Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, văn bốn (4 chữ), song thất lục bát (có cả biến thể).
Những biện pháp nghệ thuật này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của văn học viết: nó mang nhiều dấu ấn của cộng động. Những dâu hiệu nghệ thuật náy đều quen thuộc, dễ nhận ra. Trong khi đó nghệ thuật thơ của văn học viết thường mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ — dấu ấn đặc trưng của từng tác giả.
– Theo thông kê, đa số các bài ca dao được thể hiện bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biên thể. Ngoài ra, ca dao còn sử dụng các thể thơ khác như song thất lục bát, văn bốn, văn năm.
– Ca dao thường ngắn gọn. Có thể lí giải đặc điểm ngắn gọn của ca dao bằng những nguyên nhân khác nhau. Ca dao ngắn gọn phù hợp với hoàn cảnh đô’i đáp, ứng tác trực tiếp trong cuộc sống, lao động. Ca dao là thể loại trữ tình, có sự kết hợp giữa lời và nhạc, không có cốt truyện, cho nên không thể kéo dài mà phải chắt lọc, hàm súc, giàu sức gợi.
III. NỘI DUNG
Dựa theo nội dung tình cảm bao trùm để đặt tên cho từng nhóm các bài ca dao
– Nhóm một: ước mong gặp gỡ, yêu thương.
– Nhóm hai: Nỗi niềm mong nhớ người yêu.
– Nhóm ba: Nghĩa tình kẻ ở – người đi.
1. Về các bài ca dao trong nhóm một
– Bài (1), (3) là lời chàng trai nói với cô gái, bài (2) là lời cô gái nói với chàng trai.
– Ba bài ca dao trong nhóm này đều diễn tả ước muôn trong tình bạn, tình yêu của các chàng trai và cô gái, với hình ảnh con sông, chiếc cầu giàu chất ảo, hàm chứa tình ý mộng mơ. Bài (2) và (3) giông nhau về công thức cấu tạo dòng thơ: “Ước gì…”.
2. Về các bài ca dao trong nhóm hai
– Nhân vật trữ tình trong bài ca dao (4) là cô gái với nỗi niềm mong nhớ người yêu, mong nhớ khôn nguôi đến mức âu sầu, phiền muộn.
– Hai câu lục bát cuối bài ca dao là sự giãi bày trực tiếp nỗi niềm của người con gái. Nhớ mong đã dẫn đến trạng thái khắc khoải, phiền muộn, đầy âu lo.
– Nỗi mong nhớ trong bài (5) lại mang một sắc thái khác, ở tình cảnh lỡ duyên. Nhân vật trữ tình bộc lộ niềm chua xót, tiếc nuối đồng thời vẫn khẳng định nghĩa tình bền vững, thủy chung.
VI. Ý NGHĨA
Ca dao yêu thương, tình nghĩa đã thể hiện một cách đặc sắc truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người.