Dàn ý Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người
I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiêu vấn nạn gia tăng
– Nêu vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội để lại những tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người và xã hội
II. Thân bài
1. Giải thích hiện tượng
– Tệ nạn xã hội là hiện tượng phổ biến là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, bại hoại nhân cách , ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh của đất nước
– Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc ,rượu chè ,hút thuốc lá ,ma túy, mê tín dị đoan…
2. Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay
– Bên cạnh sự phát triển từng ngày của đất nước thì các tệ nạn cũng đang lan rộng và phức tạp hơn
– Các tệ nạn xã hội phổ biến ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống
3. Tác hại
– Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe,về mặt tinh thần thể xác thậm trí là cả tính mạng
– Làm cho xa hội trở nên không lành mạnh
– Làm cho đất nước kém phát triển , xã hội không còn tốt đẹp văn minh
– Gia đình tan nát :Vợ chồng li dị, cha mẹ mất con cái… gây nên những cảnh đau thương
– Làm con người lương thiện trở nên mất nhân tính bấp chấp mọi thứ
– Gây nên nhiều vụ giết người cướp của ảnh hưởng xấu đến an ninh đất nước
4. Nguyên nhân
– Nguyên nhân hàng đầu là do bản thân mỗi người không có ý thức , không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội
– Do hoàn cảnh gia đình nghèo túng muốn kiếm được tiền từ các tệ nạn như cờ bạc , cá độ…
– Mặt khác cũng là do hoàn cảnh gia đình khá giả nên sa vào các tệ nạn xã hội
– Bản thân mỗi người lười lao động, học đòi, bắt chước…
– Do gia đình , nhà trường quản lí con em chưa chặt chẽ , không có thời gian quan tâm con cái
– Do pháp luật nước ta chưa thực sự nghiêm minh chưa có những biện pháp xử lí thật mạnh nên vẫn còn nhiều người sa vào tệ nạn xã hội
– Do bạn bè rủ rê lôi kéo
5. Giải pháp và liên hệ bản thân
– Bản thân mỗi người cần tự ý thức, làm chủ bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội
– Gia đình nhà trường cần có các biện pháp giáo dục quản lí con em để không sa vào tệ nạn xã hội
– Hạn chế cho con em sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… để tránh bị bạn bè rủ rê lôi kéo…
– Tuyên truyền cho mọi người biết được tác hại ghê gớm của các tệ nạn xã hội từ đó mà có ý thức tránh xa
– Cơ quan nhà nước cần xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật
– Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta , nhất là lứa tuổi học sinh tâm sinh lí đang thay đổi cần giữ mình không để bản thân sa vào các tệ nạn xã hội
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề : Tệ nạn xã hội luôn là mỗi lo ngại hàng đầu của đất nước , đó là mối nguy hại không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài cần tháo gỡ
– Lời nhắn đến mọi người : Nếu mỗi người sống một cách văn minh thì chắc chắn tệ nạn sẽ được đấy lùi