Thế nào gọi là tự trọng? Tự trọng quan hệ đối với cách ứng xử như thế nào
Tự trọng là gì? Là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị.
Trong vũ trụ, chỉ riêng loài người biết mình có đời sôhg tinh thần cao vượt lên trên hết vạn vật; có lí trí phân biệt thị phi, thiện ác, quan niệm lí tưởng tận mĩ tận thiện, để ngày ngày hướng về chỗ chí thiện ấy mà cố sức tiến lên. Lại có ý chí nghị lực, tự do chọn lấy đường hành động ở đời, biết mưu cuộc sinh tồn tiến thủ bằng cách lợi dụng, phát triển các khả năng; con người có và biết rằng có những ưu điểm nói trên này, thì tự nhiên nhận ra được giá trị của mình, và sinh lòng tự tôn tự trọng.
Lòng tự trọng không nên lẫn với tính tự kiêu, tự đắc, là tính xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào thông minh, tài đức chân thực hay tưởng tượng của họ rồi coi khinh người khác; lòng tự trọng, trái lại thường đi đôi với đức nhân hậu, khiêm nhường.
Cho nên người tự trọng không hề nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình đi; luôn luôn nhìn vào “con người lí tưởng” họ cẩn thận từng li, không bao giờ dám để vì một chút trễ nải hững hờ lùi xa ra, thụt lui xuống dưới trình độ họ đã vượt qua đến gần con người lí tưởng.
Lòng tự trọng là động cơ cực kì quan hệ trong đời sống cá nhân và xã hội.
Đối với cá nhân, vì biết tự trọng, nên ta kìm hãm biết bao thú tính; ta cố sức làm nẩy nở các khả nàng tinh thần để xứng đáng là loài cao quý nhất trong vạn vật; ta không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo như con người nguyên thủy buổi sơ khai.
Lại cũng vì tự trọng, ta có đủ nghị lực chế ngự được nội tâm, khiến cho tình cảm phát ra trúng chỗ không mất thăng bằng; nhờ vậy ta sẽ tự luyện để ứng phó với cuộc đời, đi đến chỗ: “giàu sang không đắm đuối say mê, nghèo hèn không biến tiết, đổi lòng, gặp kẻ mạnh, không chịu uốn gối khom lưng”, tóm lại đứng trước mọi biến cố ở đời, đều ung dung đường hoàng.
Đối vơi mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận lời nói, cách cử chỉ, không a dua xiểm nịnh, cũng không cậy quyền hông hách, biết giữ lòng trung trực, hòa nhã, kính cẩn; tuy mình khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình.
Phải biết tự trọng! Đó là một điều cần thiết trong đạo sống với bản thân ta và đối với hết thảy mọi người! Riêng về phần người dân Việt Nam, lòng tự trọng lại quan hệ khác thường. Trong bao nhiêu năm nô lệ ta bị đè nén không dám ngửng cổ lên, kẻ có sức mạnh coi ta như tôi đòi, tự ta cũng nảy ra tâm lí, thái độ tự ti, tự hạ. Sự yếu đuôi về tinh thần ấy rất nguy hiểm, vì muốn tranh đấu thắng lợi để tạo nên một cuộc đời tốt đẹp thì đầu tiên phải tranh đâ’u bản thân, gây lòng tự tin: “chúng ta chỉ được hưởng những điều đáng hưởng”: nếu ta có bộ óc hèn nhát, còn mong tranh giành cùng người sao nổi?
Nhưng muốn tránh sự khinh rẻ ấy thì đừng có làm việc gì đáng bỉ, ta phải biết coi trọng và nhớ tới câu nói của nhà triết học Đức: “Hãy cư xử sao cho con người ở mình cũng như kẻ khác là cứu cánh chứ không là phương tiện”. Nếu trong toàn thể dân tộc, ai ai cũng hiểu đại nghĩa và biết tự trọng thì tất cả những mưu mô chia rẽ, xâm lược, những hành động bất công, áp bức, bóc lột còn có thể có nữa hay không?