Văn mẫu lớp 9: Lặng lẽ Sapa

0

I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Thành Long, về xuất xứ và chủ đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.

Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chông Pháp. Sở trường của ông là truyện ngắn với lôi viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tác phẩm của ông gồm có các tập truyện: “Giữa trong xanh”, “Li Sơn mùa tỏi”, “Sáng mai nào, xế chiều nào”, v.v…

Nguyễn Thành Long viết truyện “Lặng lẽ Sa Pa” vào mùa hè năm 1970, in trong tập truyện “Giữa trong xanh”.

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi làm cống tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m giữa núi rừng Lào Cai, qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, sống sôi nổi, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước.

II. Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Chuyến xe khách đường dài Hà Nội – Lào Cai hôm ấy có hai người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già đi thực tế lên Lai Châu; ông đã xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc cuối tuần sau, bữa tiệc tiễn .ông về hưu. Cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Ti Nông nghiệp Lai Châu. Bác lái xe đã có 32 năm công tác trên tuyến đường này, từng chở lên chở về bao nhiêu họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Hoàng Kiệt… Câu chuyện giữa bác lái xe và ông họa sĩ già càng trở nên thân tình. Ông họa sĩ già coi cô gái như con, và hứa sẽ đưa cô đến Ti Nông nghiệp Lai Châu giao cho ông Trưởng ti hết sức giúp đỡ cô rồi mới quay về.

Khi nắng bắt đầu đốt cháy rừng cây, Sa Pa bắt đầu hiện ra với những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng, chiếc xe phải dừng sít lại, mọi người cùng kêu lên. Bác lái xe xướng to: xe nghỉ lấy nước, bà con lót dạ, nghỉ nửa tiếng. Bác lái xe nói với họa sĩ: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Đó là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.

Sông một mình giữa mây mù lạnh lẽo nên anh ta rất “thèm người”. Họa sĩ xúc động khi nhìn thấy anh thanh niên đi tới: tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ. Anh thanh niên đưa cho bác lái xe củ tam thất vừa đào được gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy. Bác lái xe trao cho anh thanh niên gói sách mua hộ từ Hà Nội. Bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên hai người khách quý và dặn đưa lên nhà đãi món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn.

Anh thanh niên xin phép chạy về trước. Anh đã hái một bó hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ… tặng cô kĩ sư trẻ. Anh giới thiệu về công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây… của mình để dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiên đâu. Anh kể lại những đêm gió tuyết, vào lúc một giờ, một mình cầm đèn bão đi ra “vườn” lấy số liệu, như bị gió chặt ra từng khúc trong cái im lặng dễ sợ.

Họa sĩ đảo qua ba gian nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm,… một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Cô gái ngồi vào bàn lật xem bìa một cuốn sách… Anh thanh niên rót nước chè mời khách. Họa sĩ già thích thú nhấp chén trà nóng. Anh thanh niên nói lên tâm trạng của mình là rất “thèm” người, với bao nỗi nhớ, không phải là nhớ phồn hoa đô hội. Công việc tuy gian khổ, nhưng anh nghĩ: “Mình sinh ra là gì, mình để ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Anh cho biết thành tích của mình đã phát hiện một đám mây khô nên không quân ta hạ được nhiều máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Nhìn thấy họa sĩ hí hoáy kí họa, anh nói: “Bác đừng mất công vẽ cháu!… Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, bác hãy về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác”. Hay anh kĩ sư lập bản đồ sét, trán cứ hói ra, đã mười một năm không một ngày xa cơ quan. Bác họa sĩ già thầm nghĩ: “Người con trai ấy đáng yêu thật…”

Chỉ còn lại 5 phút nữa. Anh thanh niên gửi tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Họa sĩ già hứa sẽ trở lại ở chơi ít hôm. Cô kĩ sư trẻ chìa tay cho anh thanh niên nắm với lời “chào anh”’.

Họa sĩ xách cái làn trứng, cô gái ôm bó hoa to, theo bậc cấp xuống đồi. Lúc bây giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo. Cô gái hồi hộp, im lặng…

III. Phân tích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Quảng Nam, cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: “Giữa trong xanh” (1972), “Li Sơn mùa tỏi” (1980)…

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” rút trong tập “Giữa trong xanh”. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái tim nhân hậu rất đẹp.

1. Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa “trèo lèn núi” thì “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lủng”. Trạm rừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”. Giữa màu xanh của rừng, những cây thông “rung tít trong nắng”, những cây tử kinh “màu hoa cà” hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”. Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông… như dẫn hồn du khách vào miền đất kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sông của con người nơi miền tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn, ý vị: “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rã và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

2. Con người đáng yêu nơi Sa Pa lặng lẽ.

Bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách.

Ong họa sĩ già say mê nghệ thuật, “xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau” để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”.

Cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cho cô háo hức. Cô khao khát đất rộng_trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì…

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học “suốt ngày chờ sét”, nửa đêm mưa gió hễ nghe sét là “choáng choàng chạy ra”, mười một năm không một ngày xa cơ quan, “không đi đến đâu mà tìm vợ”, lo “làm một bản đồ sét riềng cho nước ta”, cái bản đồ ấy “thật lắm của, thật vô giá”. Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Tiêu biểu nhất là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thể gian”. Anh có nhiệm vụ “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra “vườn” lấy sô” liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh “như bị gió chặt ra từng khúc”, xong việc, trở vào nhà, “không thể nào ngủ lại được”. Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học. cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa… làm cho cuộc sông thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi biếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy… là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sông và làm việc vì lí tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: “Người con trai ấy đáng yêu thật…”.

Tất cả, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suô”i Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thây những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên… rất gần gũi và mến yêu.

IV. Cảm nhận về một số nhân vật đáng yêu được nói đến trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng có những bài thơ, quyển truyện có một sức sông lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến công vang dội… như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện kí viết về chiến tranh thời chống Mĩ.

Nguyễn Thành Long có một lối viết nhẹ nhàng nhiều chất thơ: thiên nhiên hiện hình dưới một màu áo trữ tình ấm áp lòng người đến lạ lùng. Đặc biệt là hình ảnh những người lao động bình thương mà vĩ đại rất đáng mến.

Bốn con người được nhà văn nói đến, già có, trẻ có, trai có, gái có, ngoài bác lái xe ra, ba nhân vật còn lại là những trí thức xã hội chủ nghĩa: ông họa sĩ già, anh cán bộ khoa học và cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Truyện hầu như không có cốt truyện; thế mà cuộc gặp gỡ giữa họ khó phai mờ trong tâm trí chúng ta.
1. Bác lái xe tốt bụng, vui chuyện như một nhân vật dẫn chuyện nên làm ta khó quên. Ông họa sĩ già từng trải, xin anh em cơ quan hoãn “bữa tiệc” để đi chuyến thực tế “cuối cùng lên Tây Bắc trước lúc về hưu”. “Ngòi bút” như là một quả tim nữa của ông suốt đời ông “đi” và “vẽ”, ông “khao khát” nghệ thuật vì thê mà ông “yêu thêm cuộc sống”, yêu thêm con người. Nửa giờ ông trò chuyện với anh thanh niên, và thái độ chân tình của ông đôì với cô kĩ sư như tình “cha con”, làm ta cảm phục và yêu kính ông, vì ông là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sông nội tâm phong phú.

2. Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. về ngoại hình, anh có “tầm vóc bé nhỏ, nét mặt. rạng rỡ”. Anh sông và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh lấy số liệu và báo cáo về “nhà” thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cầm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây xốp trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ. “Người cô độc nhất thế gian” mà như vậy ư? 
Giá trị đích thực ở anh là lẽ sông đẹp. Anh rất “thèm” người, nhưng không phải là “nỗi nhớ phồn hoa đô thị”. Anh luôn tự hỏi mình: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để “trò chuyện”, để học tập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản độ sét, và theo anh, đó là “những con người làm việc và lo nghĩ… cho đất nước”.

Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kĩ sư lên thăm “nhà” mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau những món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.

3. Cô kĩ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng. Cử chỉ cô “ôm bó hoa vào ngực”, cô lắng tai nghe câu chuyện kể của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc đế’ trên mặt bàn – Mới bước vào đời cô gặp anh thanh niên tựa như một tâm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mô’i tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, “về con đường cô dang đi tới”. Cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.

Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và tràn ngập tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên “một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra… những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc” (Tô Hoài) mà thấm thìa vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị cuộc sông.
Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: “Cháu thấy cuộc đời đẹp quá!”. Quả vậy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời…”.

Leave a comment